Ukraine dọa kiện Nga vi phạm một thỏa thuận giữa Kiev với Moscow, khi Nga xây cầu vượt Eo biển Kerch giữa Biển Đen với Biển Azov.
Cầu Eo biển Kerch được xem là dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm của Nga. Dự kiến kinh phí ít nhất là 5 tỉ USD, và dự kiến xây xong năm 2018.
Hồi tháng 5.2015, Nga bắt đầu xây chiếc cầu dự kiến dài 19 kmnhằm nối lãnh thổ Nga với bán đảo Crimea.
Hiện Nga chỉ có thể đến Crimea bằng đường không và đường biển. Dự án cầu sẽ có tuyến đường bộ và đường sắt, cũng như củng cố vị thế của Nga ở Crimea sau khi Nga sáp nhập năm 2014.
Theo Newsweek, Tổng thống Nga Vladimir Putin khi thị sát công trình hồi tháng 3.2017đã chỉ đạo phải xây xong chiếc cầu vào cuối năm 2018, là năm mà ông có thể có nhiệm kỳ tổng thống thứ tư.
Ông Putin cũng dọa kỷ luậtbất kỳ quản đốc nào không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ukraine tố Nga vi phạm thỏa thuận 2003
Theo Newsweek, cách đây hai tuần, Nga tuyên bố tạm thời đóng Eo biển Kerch để phục vụ công tác xây cầu, chỉ có tàu hải quân Nga được hưởng ngoại lệ.
Như vậy là Nga cắt mất đường ra Biển Đen của hai thành phố cảng của Ukraine là Berdiansk và nhất là thành phố có tầm quan trọng chiến lược Mariupol. Đây là thành phố lớn thứ 10 của Ukraine và là cảng chính để Ukraine xuất khẩu hàng hóa, ví dụ thép.
Việc đóng Eo biển Kerch lâu dài sẽ làm kinh tế Ukraine suy yếu. Gần đây, Thứ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng của Ukraine, ông Yuriy Lavrenyuk dọa kiện Nga đóng Eo biển Kerch là vi phạm một thỏa thuận song phương, được Nga - Ukraine ký ngày 24.12.2003.
Một điều khoản trong thỏa thuận là “tàu buôn cùng các phương tiện bay không phải thương mại mang cờ hiệu Liên bang Nga và Ukraine thì có quyền tự do đi lại ở Biển Azov và Eo biển Kerch”.
Thành phố cảng Mariupol của Ukraine
Giá đền bù thấp, công nhân xây cầu làm việc "như nô lệ"
Theo Newsweek, khoảng 80 hộ dân Ukraine ở thị trấn Kerch (ở Crimea) bị giải tỏa nhà và vườn tược, phải dọn vào những căn hộ xây vội để dọn chỗ cho công trình cầu và dự án đường cao tốc.
Người dân phàn nàn bị đền bù giá "bèo". Họ cũng chưa được cấp giấy chứng nhận sở hữu căn hộ. Các quan chức nói các văn bản này sẽ có trong tháng 9 tới.
Điều kiện lao động của công nhân xây cầu bị mô tả là “như nô lệ”,
Hồi cuối tháng 7, thợ xây Vyacheslav Abdullin sau một tháng ở công trườngđã phải bỏ việc và đi bộ 600 km từ eo biển Kerch về vùng Ural thuộc Nga. Anh kể dù phải đứng chờ nhận vật liệu xây dựng 30 phút, nhân công phải giả bộ bận rộn làm gì đó, chứ đứng không hoặc ngồi xuống thì đều bị đuổi việc.
Công nhân cũng không được phép cởi trần dù mùa hè trời nóng bức, và đôi khi họ phải làm cả ngày mà không được cho uống nước, không được nghỉ giải lao để hút thuốc lá.
Abdullin than anh cũng không được trả khoản lương tháng 47.000 rúp (718 USD) .
Mùa thu 2016, nhà anh bị cháy rụi. Vợ chồng anh cùng 2 con phải thuê một căn phòng, đến tháng 8 thì phải trả cho người khác thuênên Abdullin phải kiếm việc làm để có tiền thuê chỗ ở mới.
Anh xem một quảng cáo của công ty Liberti ở thành phố Izhevsk (Nga) tuyển công nhân xây cầu Eo biển Kerch. Abdullin gọi điện đến công ty, được cho biết công nhân hưởng mức lương là 47.000 rúp, được bao ăn 2 bữa/ngày, được cho tiền đi lại, trang phục lao động và chỗ ngủ.
Nhưng thực tế ở công trường là các khoản bao đãi đều trừ vào lương. Abdullin nói công nhân nghèo từ khắp Nga đến công trường Cầu Eo biển Kerch vì bị lừa bởi lời hứa "được lãnh lương cao".
Chuyện của công nhân xây Cầu Eo biển Kerch cũng giống như của công nhân xây các công trình phục vụ Olympic mùa đông 2016 ở thành phố nghỉ dưỡng Sochi,một dự án trọng điểm khác của lãnh đạo Nga: Khoảng 70.000 lao động nhập cư phải làm việc nhiều giờ, điều kiện ăn - ở thiếu thốn, chật chội.
Sau Olympic mùa đông 2016, kinh tế Nga suy yếudo giá dầu thô giảm mạnh cùng việc phương Tây cấm vận Nga với cớ Nga chiếm Crimea của Ukraine, và "chống lưng"quân ly khai ở đông Ukraine.
Vĩnh Thụy (theo Newsweek)