Cơ quan giám sát truyền thông nhà nước Nga (Roskomnadzor) hôm 10.3 cho biết đang hạn chế việc sử dụng Twitter bằng cách làm chậm tốc độ của nó.
Nga làm chậm tốc độ Twitter vì bất tuân lệnh, dọa cấm vĩnh viễn
Nhân Hoàng|10/03/2021, 15:50
Cơ quan giám sát truyền thông nhà nước Nga (Roskomnadzor) hôm 10.3 cho biết đang hạn chế việc sử dụng Twitter bằng cách làm chậm tốc độ của nó.
Nga cáo buộc Twitter liên tục không xóa nội dung bị cấm theo luật nước này khỏi trang web của mình.
Roskomnadzor đe dọa sẽ chặn hoàn toàn Twitter và cho biết đã có hơn 3.000 bài đăng chứa nội dung bất hợp pháp trên đó tính đến 10.3.
Giống các phương tiện truyền thông xã hội khác của Mỹ, Twitter được sử dụng rộng rãi bên trong nước Nga bởi các đồng minh của nhà đối lập Alexei Navalny, người bị bắt giam vào tháng trước dẫn đến các cuộc biểu tình trên toàn quốc.
“
Việc giảm tốc độ sẽ được áp dụng trên 100% thiết bị di động và 50% thiết bị không di động”, Roskomnadzor cho biết trong thông báo trên trang web của mình.
“Nếu Twitter tiếp tục phớt lờ các yêu cầu của luật pháp, các biện pháp thực thi sẽ được tiếp tục phù hợp với các quy định ứng phó (các cách để ngăn chặn)”, Roskomnadzor nói.
Hãng thông tấn Interfax dẫn nguồn tin từ một tòa án Moscow cho biết Twitter đang chịu áp lực ở Nga sau khi nó được coi là 1 trong 5 nền tảng mạng xã hội bị kiện vì cáo buộc không xóa các bài đăng kêu gọi trẻ em tham gia các cuộc biểu tình bất hợp pháp.
Roskomnadzor không đề cập đến nội dung liên quan đến các cuộc biểu tình của phe đối lập trong tuyên bố hôm 10.3, nhưng nhắc đến những gì họ cho là nội dung bất hợp pháp trên Twitter chứa nội dung khiêu dâm trẻ em, thông tin về lạm dụng ma túy và kêu gọi trẻ vị thành niên tự tử.
Vadim Subbotin, quan chức của Roskomnadzor, cho biết các nhà chức trách có thể nhắm mục tiêu và làm chậm các nền tảng internet khác nếu chúng không tuân thủ luật.
Twitter đã không trả lời ngay lập tức khi được đề nghị bình luận qua email.
Động thái hôm 10.3 diễn ra trong bối cảnh Nga đang nỗ lực nhằm tạo ảnh hưởng lớn hơn trên các nền tảng truyền thông xã hội của Mỹ và thất vọng vì họ không tuân thủ luật pháp nước này.
Hành động này làm leo thang mối bất hòa ngày càng tăng giữa phương tiện truyền thông xã hội Nga và Mỹ, diễn ra vài tuần sau khi chính quyền Nga cáo buộc Twitter không xóa các bài đăng mà họ cho rằng bất hợp pháp kêu gọi trẻ em tham gia các cuộc biểu tình chống Điện Kremlin.
Nga đã dần đưa ra luật internet khắc nghiệt hơn trong những năm gần đây, yêu cầu các công cụ tìm kiếm xóa một số kết quả tìm kiếm, ứng dụng nhắn tin chia sẻ khóa mã hóa với các dịch vụ bảo mật và nền tảng lưu trữ dữ liệu người dùng trên máy chủ ở Nga.
Một số biện pháp đó đã làm dấy lên lo ngại về các biện pháp hạn chế internet kiểu Trung Quốc, nhưng chỉ thành công một phần.
Ví dụ, Nga đã cố gắng cấm dịch vụ nhắn tin Telegram vào năm 2018, nhưng đã chứng minh về mặt kỹ thuật không thể chặn ứng dụng này và năm ngoái đã công khai dỡ bỏ lệnh cấm.
Tháng 12.2020, Hạ viện của Quốc hội đã ủng hộ các khoản phạt mới lớn với các nền tảng không xóa nội dung bị cấm và một dự luật khác cho phép chúng bị hạn chế nếu "phân biệt đối xử" với truyền thông Nga.
Cụ thể hơn, Hạ viện Nga đã bỏ phiếu hôm 23.12 để thông qua luật cho phép nhà chức trách chặn hoặc hạn chế YouTube, Facebook, Twitter nếu phân biệt đối xử với truyền thông Nga.
Các tác giả của đạo luật trích dẫn các khiếu nại từ trang mạng nội địa như Russia Today (RT), RIA Novosti, Crimea 24 về việc
Twitter, Facebook và YouTube kiểm duyệt tài khoản của họ.
Hôm 19.11, các nhà lập pháp trong Quốc hội
Nga đã trình bày dự thảo luật mà nếu được thông qua, sẽ cho phép chính phủ chặn những công ty truyền thông xã hội khổng lồ của Mỹ được cho đã phân biệt đối xử với các hãng truyền thông Nga.
Theo Reuters, các tác giả của dự luật, hầu hết đều đến từ đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền, cho biết đã nhận được khiếu nại từ Russia Today, RIA Novosti, Crimea 24 về việc các tài khoản bị treo hoặc dán nhãn bởi Twitter, Facebook và YouTube.
Twitter bắt đầu gắn nhãn tài khoản của một số hãng truyền thông Nga với mô tả "phương tiện truyền thông liên kết với nhà nước" cùng tài khoản các nhân viên cấp cao của họ và một số quan chức chính phủ chủ chốt vào tháng 8.2020, động thái bị Nga chỉ trích vào thời điểm đó.
“
Tính cấp thiết trong việc thông qua dự thảo luật do có nhiều trường hợp hạn chế vô cớ quyền truy cập của công dân Nga vào thông tin trên các phương tiện truyền thông Nga bằng một số tài nguyên internet nhất định, kể cả những người đã đăng ký bên ngoài nước Nga”, một ghi chú đính kèm tài liệu cho biết.
Để có hiệu lực, trước tiên dự luật cần được các nhà lập pháp tại Hạ viện Nga (Duma Quốc gia) thông qua. Sau đó, nó cần được Thượng viện Nga (Hội đồng Liên bang) thông qua và Tổng thống Vladimir Putin ký.
Khi được hỏi về luật, người phát ngôn Điện Kremlin - Dmitry Peskov cho biết các biện pháp cần được xem xét cẩn thận, nhưng cần phải có một cơ chế để chống lại vấn đề.
Dmitry Peskov nói: “
Chắc chắn có những hành động phân biệt đối xử với khách hàng Nga của các dịch vụ này. Những công ty khổng lồ này có vấn đề với khách hàng của họ, thậm chí còn phân biệt đối xử. Hãy để họ thỏa thuận với khách hàng của mình, với chúng tôi, điều chính yếu là bảo vệ chúng tôi khỏi sự phân biệt đối xử như vậy”.
Theo dự thảo, Tổng công tố Nga và Bộ ngoại giao sẽ xác định tài nguyên internet nào hạn chế quyền truy cập vào “
thông tin quan trọng về mặt xã hội dựa trên quốc tịch, ngôn ngữ hoặc liên quan đến việc đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Nga hoặc công dân của nước này”.
Roskomnadzor sau đó sẽ có quyền chặn toàn bộ hoặc một phần chúng, dự thảo cho biết.
Từ lâu Nga đã tìm cách giành quyền kiểm soát nhiều hơn việc sử dụng internet trên lãnh thổ của mình. Dịch vụ An ninh Liên bang (FSB) đã ra lệnh cho một số công ty internet lớn nước cấp quyền truy cập liên tục vào hệ thống của họ.
LinkedIn của Microsoft bị chặn ở Nga sau khi một tòa án phát hiện mạng xã hội này vi phạm quy tắc lưu trữ dữ liệu, được thông qua vào năm 2015, trong đó yêu cầu tất cả dữ liệu về công dân Nga phải được lưu trữ trong nước.
Hôm 8.3.2021, Nga đã cáo buộc Facebook vi phạm quyền của công dân khi chặn nội dung của một số cơ quan truyền thông Nga. Xem chi tiết tại đây.
Ấn Độ đã yêu cầu Twitter xóa 1.178 tài khoản mà nước này nói là được hậu thuẫn bởi đối thủ không đội trời chung Pakistan hoặc được điều hành bởi những người ủng hộ phong trào ly khai Khalistan của đạo Sikh.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress gần biên giới Nga đã gây chú ý đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO và Moscow.
Ngày 27.11, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) đã có buổi làm việc với Trung tâm Phục vụ hành chính công TP.Hà Nội về triển khai thí điểm mô hình trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND tỉnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu Hà Nội quan tâm vấn đề cải tạo chung cư cũ; đầu tư, quy hoạch xây dựng trường học đáp ứng nhu cầu của con em trên địa bàn...
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.
Cùng với xu thế cá nhân hóa dịch vụ khách hàng, ngành điện đã và tiếp tục hoàn thiện những công cụ mang lại tiện ích tốt nhất để khách hàng trải nghiệm.
TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho biết thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, đặc biệt là hàng loạt dự án "đắp chiếu" kéo dài, gây lãng phí.
Theo Bộ trưởng Bộ KH-CN, từ những bước đầu tiên, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đã vươn lên trở thành điểm sáng không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới.
Ngày 27.11, Hội thảo “Giải pháp thực tiễn cho nuôi trồng thủy sản bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Hà Lan - Việt Nam đã phối hợp tổ chức tại TP.Cần Thơ.
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Ngày 27.11, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi) và Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), cùng ngụ tỉnh Kiên Giang tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”.