Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã lên lịch bỏ phiếu vào hôm 2.11 về nghị quyết sẽ thành lập một ủy ban điều tra những tuyên bố của Nga rằng Ukraine và Mỹ đang thực hiện các hoạt động "sinh học quân sự".

Nga đề nghị LHQ bỏ phiếu điều tra Ukraine về vũ khí sinh học

Hoàng Vũ | 02/11/2022, 16:53

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã lên lịch bỏ phiếu vào hôm 2.11 về nghị quyết sẽ thành lập một ủy ban điều tra những tuyên bố của Nga rằng Ukraine và Mỹ đang thực hiện các hoạt động "sinh học quân sự".

Tuần trước, Nga đã gửi một tài liệu dài 310 trang cho các thành viên hội đồng với cáo buộc rằng hoạt động sinh học này đang diễn ra ở Ukraine với sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng Mỹ. Tài liệu bao gồm một đơn khiếu nại chính thức lên Hội đồng Bảo an, được cho phép theo điều VI của Công ước vũ khí sinh học năm 1972 và một dự thảo nghị quyết cho phép Hội đồng Bảo an thành lập một ủy ban bao gồm 15 thành viên hội đồng để điều tra các tuyên bố của Nga.

Cáo buộc ban đầu của Nga về các phòng thí nghiệm sinh học bí mật của Mỹ ở Ukraine, được đưa ra ngay sau ngày 24.2, đã bị các nhà khoa học độc lập, các nhà lãnh đạo Ukraine và các quan chức tại Nhà Trắng và Lầu Năm Góc phản bác.

Theo AP, Ukraine có một mạng lưới các phòng thí nghiệm sinh học nhận được tài trợ và hỗ trợ nghiên cứu Mỹ. Chúng thuộc sở hữu và điều hành của Ukraine và là một phần của sáng kiến ​​được gọi là Chương trình giảm đe dọa sinh học nhằm mục đích giảm thiểu khả năng bùng phát dịch bệnh chết người, cho dù bùng phát tự nhiên hay bị rò rỉ. Những nỗ lực của Mỹ đã có từ những năm 1990 nhằm đối phó chương trình vũ khí của Liên Xô (trước đây).

Vào tháng 9, 197 quốc gia thành viên của Công ước vũ khí sinh học đã gặp nhau theo yêu cầu của Nga về các hoạt động tại các phòng thí nghiệm sinh học ở Ukraine, nhưng một báo cáo cuối cùng cho biết không thể đạt được sự đồng thuận.

Các nhà ngoại giao cho biết rất ít khả năng dự thảo nghị quyết của Nga sẽ được Hội đồng Bảo an thông qua khi nó được đưa ra bỏ phiếu. Việc phê duyệt yêu cầu phải có tối thiểu 9 phiếu "thuận" và không có sự phủ quyết của một trong 5 thành viên thường trực gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.

Đại sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield gọi cuộc họp là "một sự lãng phí thời gian khổng lồ" và bác bỏ cáo buộc của Nga, nói rằng Moscow “không đưa ra bằng chứng cụ thể nào”. “Ukraine không có chương trình vũ khí sinh học. Mỹ cũng không có chương trình vũ khí sinh học. Không có phòng thí nghiệm vũ khí sinh học nào của Ukraine được Mỹ hỗ trợ”, bà nói.

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia nói rằng quân đội Nga trong thời gian ở Ukraine đã thu hồi các máy bay không người lái có khả năng phun thuốc sinh học cũng như các tài liệu mà ông cho biết liên quan đến nghiên cứu về khả năng lây lan mầm bệnh qua dơi và chim di cư.

Bà Thomas-Greenfield phản bác tuyên bố của Nga “không có cơ sở”, và nói rằng nếu có như thế thì điều này có thể là mối đe dọa lớn cho lục địa châu Âu và cho chính Ukraine cũng như đối với bất kỳ quốc gia nào khác.

Bài liên quan
Ứng viên vị trí đặc phái viên của ông Trump phụ trách vấn đề Nga - Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Donald Trump cân nhắc chọn cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Richard Grenell làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Nga - Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga đề nghị LHQ bỏ phiếu điều tra Ukraine về vũ khí sinh học