Việt Nam đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào nợ trong nước khiến tăng lãi suất bình quân và rút ngắn đáng kể kỳ hạn của nợ công. Điều này dẫn đến chi trả lãi hiện nay đã chiếm tới 8% tổng thu của Chính phủ và có trên 75% nợ trong nước sẽ đáo hạn trong 3 năm tới.

Nếu không cải thiện về tài khóa, Việt Nam sẽ gặp rủi ro về áp lực nợ

Trí Lâm | 03/06/2016, 18:26

Việt Nam đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào nợ trong nước khiến tăng lãi suất bình quân và rút ngắn đáng kể kỳ hạn của nợ công. Điều này dẫn đến chi trả lãi hiện nay đã chiếm tới 8% tổng thu của Chính phủ và có trên 75% nợ trong nước sẽ đáo hạn trong 3 năm tới.

Ngày 3.6, Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới (WB) đồng tổ chức Hội nghị đối thoại cấp cao Nhóm đối tác tài chính công (PFPG) 2016 với chủ đề “Cải cách chi tiêu công”. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và bà Victoria Kwakwa - Phó chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đồng chủ trì.

Tại hội thảo, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh Việt Nam hiện nay đang đối mặt nhiều thách thức như sự phục hồi chậm của kinh tế trong khu vực cũng như thế giới, giá dầu ở mức thấp, hạn hán thiên tai kéo dài…ảnh hưởng xấutới sự phát triển của nền kinh tế.

Theo Bộ trưởng Dũng,những giải pháp tài chính tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đãđưa nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn nhưng cũnglàm gia tăng bội chi ngân sách và tỷ lệ nợ công. Tác động của biến đối khí hậu, thực hiện các chính sách an sinh xã hội… cũnglàm tăng bội chi ngân sách nhà nước ở cả trung ương và địa phương.

Vì thế, Bộ trưởng Dũngcho rằng cần vấn đề cần phải quan tâm hiện nay làcơ cấu lại ngân sách nhằm động viên hợp lý nguồn lực, đảm bảo hợp lý chi thường xuyên, tăng cường quản lý nợ công, giữ mức bội chi trong giai đoạn 2016 - 2020 đảm bảo 4% GDP, từ đó đảm bảo an toàn tài chính quốc gia…

Theo ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, dư nợ của Việt Nam tăng do bội chi ngân sách tăng liên tục. Các khoản nợ liên quan đến khu vực ngân hàng và nợ của DNNN đang làm trầm trọng hơn và có nguy cơ dễ bị tổn thương với lộ trình nợ hiện nay.

Theo đánh giá, Việt Nam đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào nợ trong nước, điều này làm giảm áp lực rủi ro tỷ giá nhưng lại làm tăng lãi suất bình quân và rút ngắn đáng kể kỳ hạn của nợ công. Điều này dẫn đến chi trả lãi hiện nay đã chiếm tới 8% tổng thu của Chính phủ và có trên 75% nợ trong nước sẽ đáo hạn trong 3 năm tới.

Trong khi đó, chi đầu tư đã giảm về tỷ trọng nhưng vẫn ở mức cao, chi trả lãi đang tăng lên còn chi thường xuyên ngoài chi trả lãi cũng tăng về tỷ trọng. Chi lương tăng lên cả do yếu tố tăng biên chế và tăng lương.

‘’Nếu không cải thiện tình trạng tài khóa hiện nay, lộ trình nợ sẽ sớm đưa Việt Nam rơi vào vùng rủi ro về áp lực nợ” - ông Sebastian Eckardt nhấn mạnh.

Theo bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đã thoát khỏi giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô gần đây, lạm phát đã được kiềm chế thành công, môi trường kinh tế vĩ mô đã ổn định, tăng trưởng hồi phục và ở mức tốt nhưng hiện nay vẫn đang đứng trước lựa chọn quan trọng về ngân sách.

Bà Victoria Kwakwa hy vọngbáo cáo chi tiêu sẽ giúp đưa ra một nền tảng phân tích hữu ích cho Chính phủ để tiếp tục xây dựng kế hoạch ngân sách trung hạn; trong đó đưa ra các phương án lựa chọn, các giải pháp cho Việt Nam.

“Đó có thể là tăng huy động thu ngân sách và sử dụng một cách hiệu quả hơn những nguồn lực có hạn để đảm bảo hiệu suất cao hơn; tăng cường cơ chế khuyến khích cũng như trách nhiệm giải trình của tất cả các đối tác có liên quan tới việc cung cấp dịch vụ công” – bà Kwakwa cho hay.

Trước tình hình này, ông Sebastian Eckardt khuyến nghị Việt Nam cần có biện pháp để đảm bảo tài khóa bền vững; tối ưu hóa chi phí và kỳ hạn nợ công. Việt Nam nên tăng cường nguồn thu và hành thu trên cơ sở ổn định và tăng dần tỷ lệ thu trên GDP nhằm góp phần củng cố tài hóa. Tăng cường thuế gián thu, rà soát và từng bước hợp lý hóa các hình thức miễn, giảm, ưu đãi thuế…

“Đồng thời cần duy trì mức đầu tư như hiện nay nhưng tập trung vào xác định ưu tiên và hiệu quả sử dụng vốn; hạn chế tăng chi thường xuyên và tập trung nâng cao hiệu suất, sắp xếp lại nguồn lực tài chính” – chuyên gia Eckardtcho hay.

Hội nghị hôm nayđánh dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác ngày càng phát triển giữa WB và Bộ Tài chính, cũng như với các cơ quan liên quan khác. Các đối tác phát triển tham gia hội nghị đều bày tỏ cam kết giải quyết những thách thức cùng Việt Nam, giúp Việt Nam nắm bắt được cơ hội cải cách đạt mức bền vững.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu không cải thiện về tài khóa, Việt Nam sẽ gặp rủi ro về áp lực nợ