Liên quan đến vụ việc hồ sơ Panama nêu tên 189 cá nhân, tổ chức Việt làm "nóng" dư luận thời gian qua' các cơ quan nhà nước đã ngay lập tức vào cuộc điều tra nghĩa vụ thuế của họ.

Nếu cá nhân, tổ chức trong Hồ sơ Panama vi phạm, xử lý tài sản ra sao?

tuyetnhung | 14/05/2016, 16:00

Liên quan đến vụ việc hồ sơ Panama nêu tên 189 cá nhân, tổ chức Việt làm "nóng" dư luận thời gian qua' các cơ quan nhà nước đã ngay lập tức vào cuộc điều tra nghĩa vụ thuế của họ.

Hiện nay, câu hỏi lớn nhất được nhiều người đặt ra chính là: Sẽ xử lý ra sao về số tài sản của cá nhân, tổ chức vi phạm?

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, LS Nguyễn Thanh Điệp - Văn phòng Luật sư Khang Dân (Đoàn luật sư Hải Phòng)nhận định:nếu phát hiện cá nhân, tổ chức nào đó trong hồ sơ Panama có hành vi vi phạm thì số tài sản, số tiền mà họ đã vi phạm cần phải được xử lý theo đúng trình tự pháp lý.

LS Điệp cho biết, không ngoại trừ khả năng thu hồi tài sản trong vụ việc này. Tuy nhiên, để thu hồi tài sản của các tổ chức, cá nhân có vi phạm gửi tiền ở nước ngoài thì trước hết phải có Quyết định hoặc Bản án có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam.

Tiếp đến là phải xem xét giữa nhà nước Việt nam và quốc gia, nơi có tài sản của người vi phạm, đã ký hiệp định tương trợ hay không và hiệp định tương trợ tư pháp đó có quy định về việc kê biên, phong tỏa tài sản, tài khoản hay không. Từ đó mới có thể thu hồi tài sản của những cá nhân, tổ chức này về được.

Đồng quan điểm với LS Điệp, LS Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật Basicocũng cho rằngnếu phát hiện hành vi vi phạm cần phải xử lý một cách chặt chẽ, xác thực và theo đúng quy định pháp luật. Trong đó phải xét đến mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức này.

LS Đức cho biết: "Hành vi vi phạm trong vụ việc này có thể là chậm khai báo thuế hoặc khai báo không đầy đủ. Nếu vi phạm, gian lận ở mức độ nhẹ thì sẽ bị xử vi phạm hành chính, hoặc tính thu ở mức lãi suất ngân hàng là 18% một năm. Nếu vi phạm theo tội trốn thuế, tội rửa tiền hay tội hình sự khác sẽ tịch thu toàn bộ tài sản, số tiền và những lợi ích vật chất mà đã phạm pháp.

Từ đó, LS Đức khuyến nghị cần phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ những giao dịch bất thường để xem xét xử lý, kiến nghị kịp thời. Vì sẽ có nhiều trường hợp có có thông tin mà không chịu xử lý.

Về phía các cơ quan, tổ chức nhà nước, ngay sau khi 189 cá nhân, tổ chức Việt được công bố trong danh sách thuộc hồ sơ Panama vào sáng 10.5, chiều cùng ngày, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã có cuộc họp khẩn với các vụ chức năng đểquyết định nghiên cứu, điều tra về khả năng trốn thuế của các cá nhân tổ chức liên quan đến Việt Nam.

Trên cơ sở kiểm tra dữ liệu nộp thuế cũng như đối chiếu với các quy định của Việt Nam, ngành thuế sẽ xác định cá nhân, tổ chức có dấu hiệu trốn thuế hay lách thuế...

Trong vụ Hồ sơ Panama, hãng luật Mossack Fonseca đã thành lập hơn 100.000 công ty nước ngoài, dưới dạng các quỹ hay công ty trên giấy. Trong giai đoạn 2005-2015,công ty này đã tạo ra hàng loạt công ty không rõ danh tính tại Panama, đảo Virgin (Anh) và nhiều thiên đường thuế khác. Những nơi này hấp dẫn nhà đầu tư nhờ thuế thấp và nhiều ưu đãi đặc biệt. Họ còn có quy định công bố thông tin rất lỏng lẻo, biến mình thành điểm đến lý tưởng cho các hoạt động ngầm, như trốn thuế hay rửa tiền.

Tuyết Nhung

Ảnh: minh họa
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu cá nhân, tổ chức trong Hồ sơ Panama vi phạm, xử lý tài sản ra sao?