Nếu lần sinh con đầu lòng là sinh mổ, các mẹ thường hay băn khoăn ở lần sinh sau nên tiếp tục sinh mổ hay sinh thường. Có mẹ bảo sợ đau, sinh mổ khỏe quá nên vẫn quyết định sinh mổ, còn có mẹ vẫn muốn sinh thường để không phải rạch bụng lại một lần nữa, sợ sẹo vừa lành giờ lại lồi lên thì không muốn. Vậy thì cùng Một Thế Giới tìm hiểu xem là tập 2 hoặc sau đó nữa thì bạn nên sinh thường hay mổ?

Nên sinh mổ hay thường sau 1 lần sinh mổ

09/10/2014, 06:25

Nếu lần sinh con đầu lòng là sinh mổ, các mẹ thường hay băn khoăn ở lần sinh sau nên tiếp tục sinh mổ hay sinh thường. Có mẹ bảo sợ đau, sinh mổ khỏe quá nên vẫn quyết định sinh mổ, còn có mẹ vẫn muốn sinh thường để không phải rạch bụng lại một lần nữa, sợ sẹo vừa lành giờ lại lồi lên thì không muốn. Vậy thì cùng Một Thế Giới tìm hiểu xem là tập 2 hoặc sau đó nữa thì bạn nên sinh thường hay mổ?

Tỉ lệ thành công của sinh thường - sinh con qua ngã âm đạo sau khi mổ lấy thai dao động rất nhiều từ 70-85%. Bởi vì, để quyết định 1 trường hợp có thể theo dõi sinh ngã âm đạo, người bác sĩ sản khoa sẽ cân nhắc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm:

1. Đánh giá tình trạng mổ lần trước:

- Nguyên nhân mổ lần trước: đây là yếu tố quan trọng, nếu lý do còn tồn tại như khung chậu hẹp thì phải mổ lại cho lần có thai sau.

- Thời gian từ lúc mổ tới thời điểm có thai lần sau, nếu dưới 16 tháng thì được gọi là “ vết mổ cũ” mới. “Vết mổ cũ” mới có nhiều nguy cơ nứt trong thai kỳ nên sẽ có chỉ định mổ lại khi thai đủ trưởng thành, trước khi vào chuyển dạ.

- Số lần mổ lấy thai: nếu có từ 2 lần mổ lấy thai trở lên thì nên mổ lấy thai trong lần kế tiếp

- Sự lành vết mổ trong lần mổ lấy thai trước: nếu có tình trạng nhiễm trùng sau mổ thì có khả năng vết mổ không lành tốt và có nhiều nguy cơ nứt vết mổ khi có thai lần hai cho nên có chỉ định mổ lại.

- Đường mổ trong tử cung, nếu là mổ được dọc thân tử cung thì phải mổ lại vì nguy cơ nứt vết mổ cao. Hiện nay, đa số các trường hợp đều được mổ ngang đoạn dưới tử cung. Lưu ý, đường mổ ngoài da có thể là dọc dưới rốn, nhưng đường mổ trong tử cung vẫn là đường ngang.

2. Đánh giá tình trạng thai đang có:
Nen sinh mo hay thuong sau 1 lan sinh mo
Nên nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định

- Nghĩa là khi xem xét tình trạng mổ lần trước không ghi nhận yếu tố cần phải mổ lại, nhưng tình trạng thai lần này ngôi thai bất thường (ngôi mông), ước lượng cân thai lần này nhiều hơn lần trước… thì có chỉ định mổ lại

Sau khi xem xét 2 yếu tố trên, không ghi nhận yếu tố cần phải mổ lại thì có thể cho phép theo dõi sanh ngã âm đạo. Tuy nhiên, theo dõi sanh ngã âm đạo cần phải đủ các điều kiện như phòng mổ, phải có người có kinh nghiệm theo dõi… để có thể can thiệp khi có biến chứng xảy ra. Qua trình theo dõi gồm:

- Theo dõi sát tim thai, cơn gò, vết mổ vì có thể nứt vết mổ khi vào cuộc chuyển dạ

- Vào giai đoạn sổ thai, cần giúp sanh bằng kiềm để rút ngắn giai đoạn vì giai đoạn sổ thai có nguy cơ nứt vết mổ nhất.

Theo Th.S-BS NGUYỄN HỒNG HOA - Giảng viên bộ môn sản BV ĐH Y dược TP.HCM


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nên sinh mổ hay thường sau 1 lần sinh mổ