Theo báo Politico, trong khi Ukraine cố gắng tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), các nước thành viên vẫn đang miễn cưỡng đưa ra quyết định.

NATO chưa thống nhất việc kết nạp Ukraine

Hoàng Vũ (theo Politico) | 05/04/2023, 17:15

Theo báo Politico, trong khi Ukraine cố gắng tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), các nước thành viên vẫn đang miễn cưỡng đưa ra quyết định.

Đến trụ sở NATO tại Brussels vào ngày Phần Lan chính thức trở thành thành viên của liên minh, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã gửi lời chúc mừng và tuyên bố rằng “Ukraine đang hướng tới mục tiêu tương tự, trở thành thành viên đầy đủ của NATO”.

“Đó sẽ là một trong những chủ đề trong các cuộc trò chuyện của chúng tôi tại Brussels, về cách chúng tôi có thể tiến lên phía trước”, ông Kuleba nói hôm 4.4.

nato-8.png
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg - Ảnh: AFP

Dù nhận một lượng lớn viện trợ quân sự từ phương Tây trong cuộc chiến, sự hỗ trợ trực tiếp của NATO cho Ukraine chỉ giới hạn ở viện trợ phi sát thương.

Kyiv đã chính thức yêu cầu tăng tốc chấp nhận đơn gia nhập NATO vào tháng 9 năm ngoái, nhưng liên minh này vẫn bị chia rẽ về cách giải quyết yêu cầu đó.

“Mặc dù Ukraine đánh giá cao sự hỗ trợ thiết thực mà chúng tôi nhận được từ liên minh, nhưng không có giải pháp chiến lược nào tốt hơn để đảm bảo an ninh chiến lược ở khu vực châu Âu - Đại Tây Dương hơn là tư cách thành viên của Ukraine trong NATO”, Ngoại trưởng Ukraine nói.

Các nhà phân tích cho biết có sự đồng thuận trong NATO rằng Ukraine không thể gia nhập liên minh ngay lập tức. Nhiều cuộc thảo luận NATO - Ukraine được tổ chức chỉ bàn về các bước cụ thể mà liên minh có thể đưa ra cho Kyiv trong thời gian chờ đợi.

“Một số người sẽ nói rằng bây giờ chúng ta chỉ cần tập trung vào cuộc chiến. Nhưng tôi cho rằng người Ukraine xứng đáng được nghe những gì chúng ta đang nghĩ. Và chúng ta phải có câu trả lời cho họ”, Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis nói với Politico.

Hỗ trợ thay vì chấp nhận tư cách thành viên

Khát vọng gia nhập NATO của Ukraine là một trong những vấn đề gai góc nhất mà các nước thành viên phải đối mặt. NATO đã cam kết vào năm 2008 rằng Ukraine cuối cùng sẽ gia nhập liên minh, nhưng quá trình này bị đình trệ.

Trong tình hình hiện tại, nhiều nước thành viên lập luận rằng ưu tiên hiện nay của liên minh chỉ là để giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến thay vì tập trung vào các cuộc thảo luận về mối quan hệ chính trị giữa NATO với Kyiv.

Một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên cho biết Washington ủng hộ quyết định năm 2008 của liên minh về Ukraine. “Nhưng trọng tâm tại thời điểm này phải là hỗ trợ thực tế và làm thế nào để chúng ta duy trì tốt nhất hỗ trợ an ninh cho Kyiv”, ông nói.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã ủng hộ việc thúc đẩy đầu tư dài hạn của liên minh vào Ukraine - hỗ trợ cải cách trong lĩnh vực quốc phòng và giúp quân đội nước này chuyển đổi sang các tiêu chuẩn phương Tây - song tránh đưa ra một lộ trình cụ thể để nước này trở thành thành viên chính thức của NATO.

“Các đồng minh đã tăng cường đóng góp cho quỹ phi sát thương của NATO dành cho Ukraine. Dựa trên điều này, chúng tôi sẽ phát triển một sáng kiến hỗ trợ kéo dài nhiều năm cho Ukraine, nhằm giúp đảm bảo khả năng phòng thủ và răn đe của Ukraine, thực hiện quá trình chuyển đổi từ thiết bị và học thuyết thời Liên Xô sang các tiêu chuẩn của NATO, đồng thời tăng khả năng tương tác với NATO”, ông Stoltenberg nói sau phiên họp của các bộ trưởng NATO.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Lithuania cho rằng việc chỉ mở rộng viện trợ quỹ phi sát thương của NATO cho Ukraine là "không đủ".

“Chúng ta cần cho Ukraine thấy rằng đơn đăng ký của họ đang được xem xét nghiêm túc và họ đang thực hiện các bước hướng tới NATO. Tôi không thể nhìn thấy tương lai khi Ukraine không còn là một phần của NATO”, ông Landsbergis nói.

Trong khi đó, quan chức cấp cao của Mỹ thừa nhận rằng các thành viên trong liên minh đang có "quan điểm khác nhau" về vấn đề này khi người ủng hộ việc "hãy cho Ukraine một ngày cụ thể", còn người khác muốn "đánh giá tình hình một cách thận trọng”.

Bài liên quan
Bàn đàm phán gần kề: Ukraine có thể giữ được những gì?
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào năm 2022, tình hình khu vực và toàn cầu đã thay đổi sâu sắc. Cuộc chiến không chỉ định hình lại cục diện chính trị Đông Âu mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cường quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NATO chưa thống nhất việc kết nạp Ukraine