Đầu tiên, bạn phải tẩy trang toàn bộ lớp trang điểm và làm sạch vùng da mụn bằng nước muối sinh lý. Sau đó, bạn nhẹ nhàng lấy bông y tế thấm nước ấm (không phải nước nóng) đắp lên vùng da mụn trong khoảng 2 – 5 phút để làm mềm vùng da này. (Nếu bông nguội thì tiếp tục nhúng vào nước ấm để đắp).
Châm nốt mụn
Khi mụn đã lên ngòi, bạn cần một dụng cụ đầu nhọn đã được sát trùng cẩn thận châm lên nốt mụn để tạo một cái lỗ. Không nên làm mạnh tay để chảy dịch mụn gây viêm nhiễm.
Nặn và bóp mụn
Bạn hãy dùng miếng bông sạch quấn quanh ngón tay để nặn mụn (hoặc dùng tăm bông), không dùng ngón tay bởi sẽ gây hỏng, sưng mô da. Việc đầu tiên nên làm là nắn bóp lên tục sát gần vùng mụn, sau đó mới bóp nhẹ vào vùng mụn, rất từ từ. Nếu mụn khó nặn, đừng quá cố bóp chúng gây hỏng mô da, hãy thử vào lúc khác, khi mụn thật chín.
Chấm dung dịch chuyên dùng cho da mụn hoặc dung dịch sát khuẩn
Bạn chấm dung dịch này lên vùng mụn vừa nặn để tránh nhiễm khuẩn. Vết mụn sẽ sớm se lại và không để lại vết thâm lâu.
Rửa mặt và vệ sinh da mặt sau khi nặn mụn xong
Thông thường chị em sau khi nặn mụn xong thì cứ mặc kệ nó. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào da. Vì thế, bạn cần phải rửa mặt thật sạch sẽ bằng sữa rửa mặt thường sử dụng. Lời khuyên lànên sử dụng sữa rửa mặt tự nhiên để làm sạch mặt an toàn hơn. Bạn nên sử dụng một số loại mặt nạ từ thiên nhiên như quả bơ, trứng gà, xoài, chuối, mật ong... có rất nhiều tác dụng tốt cho da, giúp làm sạch da và diệt khuẩn hiệu quả.
Se khít lỗ chân lông sau khi nặn mụn xong
Sau khi nặn mụn sẽ khiến gây cho da nhiều vết thương hở và lỗ chân lông bị giãn nở ra. Lúc này, việc bạn cần phải làm là se khít lỗ chân lông lại để đảm bảo cho bề mặt da sau này trơn mịn và không bị thâm da sau mụn.
Bạn có thể sử dụng một số loại kem trị mụn để chấm trực tiếp lên nốt mụn vừa nặn xong. Hoặc dùng nước hoa hồng thấm vào cái khăn mềm và sạch, sau đó lau lên bề mặt da một lần nữa sau khi sử dụng sữa rửa mặt xong.
Để đơn giản hơn, bạncó thể sử dụng viên đá lạnh để xoa lên vùng da mụn vừa nặn xong. Lỗ chân lông sẽ được se khít một cách nhanh chóng. Nhưng đừng để đá lạnh trên da quá lâu sẽ gây nhiều tác hại cho da.
Lưu ý
- Những nốt mụn có kích thước nhỏ và xuất hiện rải rác trên khuôn mặt hay những nốt mụn đã khô thì mới được phép nặn.
- Các loại mụn thường gặp như mụn bọc, chứa nhiều mủ, mụn mọc thành từng mảng thì tuyệt đối không được phép nặn chúng. Vì các loại mụn này rất dễ bị viêm nhiễm sau khi nặn mụn, dẫn đến tình trạng mụn ngày càng tồi tệ hơn. Vì vậy, khi bắt gặp các loại mụn dạng này thì không nên nặn mà hãy tìm hiểu chúng và đưa ra cách trị đúng đắn. Bạn có thể xử lý những nốt mụn này bằng cách sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên như mật ong, nha đam, cà rốt, cà chua, dưa chuột... để chữa trị. Nếu tình trạng nặng thì bạn nên tìm đến các bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị.
- Bên cạnh đó, để tránh tình trạng sẹo thâm sau khi nặn mụn thì bạn nên thực hiện một số cách từ thiên nhiên như nghệ tươi, mật ong, nha đam, vitamin E... để chấm trực tiếp lên vùng da sau khi nặn mụn.
An Hoa (TH)