Viettel đạt tổng tổng doanh thu năm 2019 hơn 251 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng7,5% so với 2018, chiếm 50% doanh thu toàn ngành viễn thông.
Năm đầu tiên thực hiện chiến lược “Kiến tạo xã hội số”, Viettel hoàn thành 100% kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019 với tổng doanh thu hơn 251 nghìn tỷ đồng, chiếm 50% doanh thu toàn ngành viễn thông. Lợi nhuận đạt hơn 39 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 5,5 %. Nộp ngân sách hơn 38 nghìn tỷ đổng, tăng trưởng 2,7 %. Với tốc độ tăng trưởng7,5%, Viettel tiếp tục dẫn đầu, gấp gần 3 lần tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp liền sau Viettel trong lĩnh vực viễn thông. Mức tăng này cũng cao hơn tốc độ trung bình của toàn xã hội khi tăng trưởng GDP của Việt Nam là 7,02% - thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực, thế giới.
Dù thị trường đã dần bão hòa, lĩnh vực viễn thông của Viettel vẫn tăng trưởng 6,4%, gấp gần 2 lần trung bình của thế giới. Đặc biệt, lĩnh vực đầu tư nước ngoài của Viettel tăng trưởng 24,4%, gấp 6 lần trung bình thế giới. Tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài của Viettel đạt gần 42 nghìn tỷ đồng, đóng góp 2.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế - gấp 2 lần so với kế hoạch dự kiến.
Doanh thu lĩnh vực giải pháp CNTT tăng trưởng 40% so với năm 2018. Viettel đã xây dựngđược niềm tin từ khách hàng, đặc biệt nhóm khách hàng Chính phủ thông qua việc triển khai nhiều dự án lớn, mang tầm quốc gia như Dự án Chính phủ điện tử, Đô thị thông minh và các dự án hiện đại hóa ngành y tế, giáo dục, giao thông.
Lĩnh vực thanh toán số, Viettel từng bước hoàn thiện hệ sinh thái Viettel pay, đã kết nối mở rộng hệ sinh thái với trên 300 đối tác bên ngoài thuộc 15 ngành dịch vụ, dòng tiền phát sinh trung bình hàng tháng đạt 50.000 tỷ đồng với 40 triệu lượt giao dịch. Trong năm 2019, Viettel chuẩn bị đầy đủ các điều kiện triển khai dịch vụ Mobile Money ngay khi được cấp phép.
Bên cạnh đó, Viettel tiếp tục khẳng định vị thế đứng đầu về an ninh mạng tại Việt Nam, xây dựng được hệ sinh thái sản phẩm về an ninh mạng, cung cấp dịch vụ cho Chính phủ/Bộ/Ngành, doanh nghiệp lớn; Giải quyết nhiều sự cố về an toàn thông tin cho các Tập đoàn lớn.
Đối với lĩnh vực công công nghệ cao, Viettel đạt được nhiều kết quả trong nghiên cứu sản phẩm quân sự công nghệ cao, làm chủ được nhiều công nghệ mới, có nhiều bước tiến quan trọng trong nghiên cứu phát triển trạm BTS và chip cho 5G...
Tại Hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020, Quyền Chủ tịch kiêm TGĐ Viettel Lê Đăng Dũng tuyên bố: “Năm 2020, Viettel sẽ hoàn thành chiến lược chuyển đổi số đã đề ra. Viettel trở thành nhà tư vấn về chuyển đổi số cho các tổ chức, doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực trong xã hội, phát triển các hệ sinh thái số phục vụ đời sống dân sinh với điều kiện đảm bảo an ninh mạng ở mức cao nhất”.
Viettel đặt ra mục tiêu trong năm 2020, bên cạnh việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, sẽ thử nghiệm thành công thiết bị hạ tầng mạng viễn thông 5G do Viettel nghiên cứu, sản xuất trên mạng lưới tại Việt Nam; đẩy mạnh tăng trưởng thuê bao 4G với 10 triệu TB tăng thêm trong năm 2020, trong đó có 80% thuê bao 3G chuyển dịch lên thuê bao 4G; triển khai cung cấp dịch vụ Mobile Money...
1. Viettel đã tự phát triển và đưa vào sử dụng các hệ thống phân tích dữ liệu làm nền tảng cho việc quản trị, điều hành sản xuất kinh doanh.
- Các hệ thống gồm: Kho dữ liệu tập trung - Data Lake, Hệ thống thông tin điều hành - Enterprise Dashboard, Hệ thống hỗ trợ điều hành kinh doanh - GBOC; Hệ thống quản lý và triển khai các chương trình khuyến mại - Campaign Management; Hệ thống thông tin khách hàng Customer 360,…đã được Viettel triển khai phục vụ cho việc tự chuyển đổi số của chính mình.
Đây là phương thức điều hành kinh doanh hoàn toàn mới, ứng dụng công nghệ (AI, Big data) vào phân tích số liệu để phát hiện xu hướng. Theo đánh giá của hãng tư vấn hàng đầu thế giới BCG, hệ thống phân tích dữ liệu của Viettel hiện tại thuộc hàng tốt nhất ở Châu Á năm 2019 với 4,5/5 điểm.
2. Viettel tiên phongcung cấp các ứng dụng, các sản phẩm mới ra thị trường cho khách hàng với chất lượng cao, từng bước hoàn chỉnh Hệ sinh thái cho các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ số năm 2019.
- Đối với Khách hàng cá nhân: Tiên phong trong thử nghiệm dịch vụ 5G tại Việt Nam và 4 thị trường nước ngoài (Lào, Campuchia, Myanmar và Peru), đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật (IoT) và các nền tảng phát triển xã hội số tại TPHCM; Triển khai ngân hàng số Viettel pay; Chính thức ra mắt dịch vụ gọi xe My Go và nền tảng TMĐT Voso; Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ OTT Media (Mocha, Keeng, Myclip…) và Digital Marketing (VTAds, Reputa…); Triển khai xuyên suốt các hệ thống CNTT theo hướng thông minh hơn, tăng trải nghiệm khách hàng trên nền tảng các công nghệ mới như Bigdata, AI, …bao gồm các hệ thống Quản lý và chăm sóc khách hàng, hệ thống phân tích dữ liệu thông minh,...
- Đối với Khách hàng Chính phủ, Bộ ban ngành: Triển khai thành công Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet). Đây là công cụ quan trọng hướng tới Chính phủ không giấy tờ, góp phần đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam; Đưa vào hoạt động TTĐH thông minh Smart City cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, được lãnh đạo Chính phủ và Bộ TTTT đánh giá cao, lựa chọn là mô hình mẫu để triển khai nhân rộng...; Tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp tin học hóa nhằm hiện đại hóa ngành y tế, giáo dục, giao thông, trong đó đã hoàn thiện 20 sản phẩm trong hệ sinh thái y tế; 15 sản phẩm trong hệ sinh thái giáo dục; bắt đầu tham gia vào lĩnh vực giao thông (dự án Thu phí điện tử không dừng giai đoạn 2)...
- Đối với Khách hàng doanh nghiệp: Phát triển một số sản phẩm mới để làm giàu hệ sinh thái doanh nghiệp như Hóa đơn điện tử, S-tracking, Voice Brandname, Digital Sale,…Các sản phẩm cũ như Viettel CA, SMS Brandname, V-tracking,...tiếp tục được cải tiến, nâng cao chất lượng.
Q.C