Một trong những hậu quả khác của việc Nam Á lụt nặng là 1.200 người chết ở Ấn Độ, Bangladesh và Nepal, hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Nam Á lụt nặng, 1.200 người chết

Trần Trí | 31/08/2017, 14:43

Một trong những hậu quả khác của việc Nam Á lụt nặng là 1.200 người chết ở Ấn Độ, Bangladesh và Nepal, hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Ngày 31.8, tổ chức từ thiện Cứu lấy trẻ em cảnh báo: Lụt nặng cũng phá hủy hoặc gây tổn thất cho 18.000 ngôi trường, khiến khoảng 1,8 triệu học sinh phải nghỉ học.

Tổ chức này cũng cảnh báo hàng trăm ngàn trẻ em có thể bị thất học vĩnh viễn, nếu ngành giáo dục không được ưu tiên trong nỗ lực cứu hộ.

Tổng giám đốc Rafay Hussain của Cứu lấy trẻ em ở bang Bihar (Ấn Độ) nói chưa bao giờ chứng kiến lụt nặng từ nhiều năm qua, và nói khiến việc học tập lâu dài của vô số trẻ em bị đe dọa.

Ông còn nói kinh nghiệm của tổ chức là trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo, tầm quan trọng của việc giáo dục thường bị xem thường:

“Chúng ta không thể để bị tụt hậu. Chúng ta biết trẻ không thể đến trường sau một thiên tai lớn như thế này thì rất ít khả năng các em có thể đi học trở lại. Đó là lý do lại sao điều quan trọng là ngành giáo dục phải được hỗ trợ tài chính đầy đủ, để đưa trẻ em đếnlớp trở lại, thật sớm ngay khi có thể và để bảo đảm tương lai các em.

Mưa to đã khiếnthành phố Mumbai (Ấn Độ) bị tê liệt trong 2 ngày liên tiếp. Ít nhất 6 người chết gồm 2 em bé ở thủ phủ tài chính của Ấn Độ.

Ngày 30.8, cảnh sát nói một phụ nữ 45 tuổi vàmột đứa trẻ1 tuổi - trong cùng một gia đình -đã thiệt mạngvì nhà của họ bị đổ sụp khuya 29.8. Và một bé gái 2 tuổi chết vì một bức tường sập.

Ởthành phố Thane lân cận, có 3 người khác chết trôi.

Đường phố Mumbai biến thành sông, người dân lội nước lụt tới ngực. Hôm29.8, thành phố này hứng trận mưa khoảng 12,7 cm, làm tê liệt hệ thống giao thông công cộng, khiến hàng ngàn người dân bị kẹt suốt đêm trong cácvăn phòng.

Tầm nhìn thấp và lũ lụt cũng khiến ngành hàng không phải buộc vài chuyến bay chuyển hướng đến các thành phố khác, trong khi nhiều chuyến bay bị hoãn khoảng 1 giờ.

Lực lượng phòng chống thiên tai quốc gia đã mở chiến dịch cứu hộ, phối hợp với cảnh sát sơ tán người dân ở các vùng trũng, nhưng chiến dịch này bị chậm trễ vì mưa to liên tục.

Một bác sĩ ở bệnh viện King Edward Memorial (có 1.800 giường) ở trung tâm Mumbai nói bệnh viện cũng bị ngập nặng, buộc bác sĩ phải sơ tán đến khoa nhi:“Chúng tôi lo ngại chuyện nhiễm trùng. Nước mưa kéo cả rác vào nhiều khu vực của khoa cấp cứu”.

Dù Mumbai nỗ lực phấn đấu trở thành một trung tâm tài chính cấp toàn cầu, nhiều khu vực của thành phố này vẫn phải chật vật đối phó mưa to hàng năm.

Những trận lụt năm 2005 đã khiến hơn 500 dân Mumbai chết, đa số là dân ở các khu ổ chuột, nhà của hơn 1 nửa dân số Mumbai.

Sở khí tượng Mumbai cảnh báo mưa to sẽ còn tiếp tục trút xuống trong 24 giờ tới.

Mưa to cũng gây lụt nặng ở vùng chân dãy núi Hymalaya ở Bangladesh, Nepal và Ấn Độ, gây trượt đất, đường sá và các tháp điện bị hư hỏng nặng, hàng chục ngàn ngôi nhà và đất nông nghiệp bị ngập nặng.

Hội Chữ Thập Đỏ Quốc tế và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ (IFRC) nói trận lụt thứ tư trong năm nay tác động xấu đến hơn 4,7 triệu người Bangladesh, gây tổn thất hoặc phá hủy hơn 697.000 ngôi nhà.

Lụt nặng làm chết 514 người ở đông bang Bihar (đông Ấn Độ) là nơi 17,1 triệu người bị ảnh hưởng, theo các quan chức phòng chống thiên tai.

Ở bang Uttar Pradesh (bắc Ấn) có khoảng 2,5 triệu dân bị ảnh hưởng, số người chết là 109 người vào ngày 29.8, theo báo The Straits Times.

IFRC nói trượt đất ở Nepal làmchết hơn 100 người.

Tổ chức này phới hợp với Hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Bangladesh và Hội Chữ Thập Đỏ Nepal đã kêu gọi giúp đỡ gần 200.0000 người cần được cứu trợ khẩn cấp, giúp đỡ dài hạn về nước sinh hoạt và vệ sinh, sức khỏe và chỗ trú ẩn.

Bảo Vĩnh (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nam Á lụt nặng, 1.200 người chết