Nghị quyết 19 của Ban chấp hành Trung ương đặt mục tiêu năm 2045, nông dân có thu nhập cao, nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị.

Năm 2045, nông dân có thu nhập cao, điều kiện sống tiệm cận đô thị

Lam Thanh | 24/06/2022, 23:33

Nghị quyết 19 của Ban chấp hành Trung ương đặt mục tiêu năm 2045, nông dân có thu nhập cao, nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị.

Năm 2045, nông dân có thu nhập cao

Nghị quyết số 19 của Ban chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp phấn đấu đạt bình quân khoảng 3%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân từ 5,5 - 6%/năm; tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bình quân trên 10%/năm.

Số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 90%; thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 80%; Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%; bình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn…

nong-thon.jpg
Nâng cao đời sống người dân nông thôn

Tầm nhìn đến năm 2045, nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hoá quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại, xuất khẩu nhiều loại nông sản đứng hàng đầu thế giới; nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc

Nghị quyết yêu cầu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang làm việc ở khu vực công nghiệp, dịch vụ; bảo đảm quyền làm chủ của nông dân và cư dân nông thôn theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".

Đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao cho nông dân và cư dân nông thôn; ưu tiên nguồn lực đầu tư đối với các huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững

Nghị quyết nêu rõ, về trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp lợi thế và nhu cầu thị trường; bảo vệ nghiêm ngặt quỹ đất chuyên lúa, hằng năm sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

Về chăn nuôi, phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ chăn nuôi trang trại, gia trại thân thiện với môi trường. Kiên quyết di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư tập trung. Phát triển các giống đặc sản, chăn nuôi hữu cơ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, lợi thế cạnh tranh…

Về thuỷ sản, phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển và đất liền theo hướng công nghiệp, sinh thái; tăng cường kiểm soát dịch bệnh, dư lượng kháng sinh; bảo vệ, phát triển và khai thác nguồn lợi thuỷ sản bền vững; nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia; kiên quyết khắc phục tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp…

danh-ca.jpg
Bảo vệ, phát triển và khai thác nguồn lợi thuỷ sản bền vững

Về lâm nghiệp, tăng cường quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phục hồi rừng tự nhiên; bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, chú trọng phát triển rừng ven biển.

“Phát triển công nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm gỗ cao cấp để Việt Nam trở thành trung tâm chế biến, xuất khẩu đồ gỗ của thế giới”, nghị quyết nêu.

Về diêm nghiệp, đầu tư nâng cấp hạ tầng, công nghệ, phát triển sản xuất, chế biến, đa dạng hoá sản phẩm muối; có chính sách phù hợp bảo đảm sinh kế, nâng cao thu nhập cho diêm dân.

Đẩy nhanh chuyển đổi số toàn diện ngành nông nghiệp

Nghị quyết cũng nêu rõ cần phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, hình thành mạng lưới lưu thông, bảo quản, chế biến, logistics, thương mại điện tử ở nông thôn.

Song song với đó, bảo tồn, phát triển các ngành nghề, làng nghề, dịch vụ nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; thực hiện hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống…

Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hoá, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, vì lợi ích của người dân. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, hiện đại, kết nối với đô thị.

vai.jpeg
Đẩy nhanh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật đất đai bảo đảm quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả đất nông nghiệp, thúc đẩy tích tụ, tập trung, sử dụng linh hoạt, hiệu quả đất lúa; khắc phục tình trạng bỏ hoang, làm thoái hoá đất.

Tăng đầu tư ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 cho nông nghiệp, nông thôn ít nhất gấp 2 lần giai đoạn 2011 - 2020. Có cơ chế điều tiết, phân bổ ngân sách bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các địa phương có diện tích đất trồng lúa, đất rừng lớn với các địa phương khác; hỗ trợ nâng cao đời sống của người trồng lúa, trồng rừng.

Phát triển thị trường tài chính, tín dụng vi mô, các sản phẩm dịch vụ tài chính mới, củng cố và mở rộng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; mở rộng quy mô, đối tượng tham gia bảo hiểm nông nghiệp; ngăn chặn, xử lý nghiêm tín dụng đen.

Đổi mới tổ chức và hoạt động, nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thân thiện với môi trường; đẩy nhanh chuyển đổi số toàn diện ngành nông nghiệp; hỗ trợ thành lập các vườn ươm công nghệ, trung tâm khởi nghiệp, quỹ đầu tư đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn…

Nghị quyết cũng yêu cầu quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, chuyển mạnh sang mô hình tăng trưởng xanh; cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hướng dẫn người dân và doanh nghiệp chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu….

Ngoài ra, chủ động khai thác hiệu quả cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA); có giải pháp căn cơ để khắc phục hiệu quả, kịp thời tình trạng tiêu thụ khó khăn và ùn ứ nông sản xuất khẩu qua biên giới; chuyển mạnh từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch…

Bài liên quan
Tiền Giang: Nông dân trồng sầu riêng hữu cơ trúng mùa, trúng giá
Trong khi nhiều vườn sầu riêng ở ấp Hiệp Ninh, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) mất mùa thì vườn cây sầu riêng của ông Trần Văn Nhựt lại có năng suất cao, trúng giá.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2045, nông dân có thu nhập cao, điều kiện sống tiệm cận đô thị