Ngày 13.12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức sự kiện “Gặp gỡ 2022 vì hợp tác và phát triển”.

Năm 2023 sẽ có nhiều hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ hiệu quả

Tú Viên | 14/12/2022, 13:48

Ngày 13.12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức sự kiện “Gặp gỡ 2022 vì hợp tác và phát triển”.

Phát biểu khai mạc sự kiện, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng nêu rõ: Năm 2022 là một năm đầy biến động và khó khăn do những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, do hậu đại dịch COVID-19.

Trong bối cảnh ấy, Liên hiệp Hội Việt Nam cùng với các hội thành viên và các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc đã không ngừng nỗ lực thực hiện quyết liệt các kế hoạch đã đề ra, nhất là những công việc mang tính chiến lược, khẳng định được vai trò và vị thế của một tổ chức đại diện và tập hợp đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ của Việt Nam, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

1-1-.jpeg
Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng phát biểu tại sự kiện -Ảnh: P.V

Theo ông Lê Công Lương, Phó tổng Thư ký kiêm Trưởng ban KH-CN và môi trường (VUSTA), hiện nay, các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước đã có nhiều thay đổi tích cực và có nhiều khuyến khích phát triển các tổ chức KH-CN nói chung.

Đơn cử việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã phần nào thu hút trí thức KH-CN, đặc biệt là các trí thức KH-CN trẻ về hoạt động tại các tổ chức KH-CN ngoài công lập như các tổ chức trực thuộc Liên hiệp Hội vì sẽ không còn nhiều "khoảng cách" giữa tổ chức KH-CN công lập và tổ chức KH-CN ngoài công lập.

Hầu hết các tổ chức KH-CN trực thuộc Liên hiệp Hội có đội ngũ cán bộ quản lý là các nhà khoa học, có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm nên rất thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cũng như ứng dụng các kiến thức, tri thức KH-CN.

Tại sự kiện, các chuyên gia cũng cho rằng, trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, tác động rất lớn đến các tổ chức KH-CN ngoài công lập đòi hỏi định hướng lại tầm nhìn, chiến lược phát triển của tổ chức, đồng thời thực hiện các hoạt động rà soát quy định pháp luật hiện hành, các quy định của Liên hiệp hội để đảm bảo tính pháp lý cho tổ chức hoạt động hiệu quả.

Trong năm 2022, qua các đợt thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước và của Liên hiệp hội cho thấy nhiều tổ chức KH-CN trực thuộc còn thiếu sót trong tổ chức và hoạt động, một vài đơn vị vi phạm pháp luật phải đình chỉ hoạt động, giải thể. Từ thực trang trên, Liên hiệp hội đã tập trung ban hành một số quy định, quy chế mới đối với tổ chức KH-CN trực thuộc.

Bước sang năm 2023, các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc sẽ tập trung xây dựng chiến lược phát triển, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thích ứng trong bối cảnh mới, trong đó, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; mở rộng hợp tác quốc tế để khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, huy động thêm các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bài liên quan
Chủ tịch VUSTA: Xây dựng năng lượng xanh bền vững cần có sự tham gia của đội ngũ khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân
Thủ tướng yêu cầu phải tin tưởng vào kinh tế tư nhân, mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2023 sẽ có nhiều hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ hiệu quả