Từ các bom tấn như "Squid Game","Hellbound" cho đến nhóm nhạc đình đám BTS, văn hóa đại chúng Hàn Quốc đã thu hút người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới trong suốt năm 2021.

Năm 2021 đáng nhớ nhất của văn hóa Hàn Quốc

Đan Thuỳ | 17/12/2021, 12:58

Từ các bom tấn như "Squid Game","Hellbound" cho đến nhóm nhạc đình đám BTS, văn hóa đại chúng Hàn Quốc đã thu hút người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới trong suốt năm 2021.

Squid Game đã trở thành bộ phim Hàn Quốc được xem nhiều nhất mọi thời đại với hơn 1.65 tỉ giờ xem trong 4 tuần đầu tiên sau khi được phát hành trên nền tảng Netflix vào tháng 9 vừa rồi.

Độ hot của bộ phim còn kéo theo những trào lưu về thời trang giống với các nhân vật trong phim. Bộ đồ thể thao cổ điển, đôi giày lười trắng hay bộ đồ liền thân màu đỏ trở thành một xu hướng thời trang lớn cho mùa lễ Halloween ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, trò chơi tách kẹo đường dalgona cũng trở thành trào lưu nổi đình đám trên mạng.

anh-chup-man-hinh-2021-12-17-luc-11.17.20.png
Người hâm mộ mặc những bộ đồ giống các nhân vật trong phim Squid Game - Ảnh: AFP

Không dừng lại ở đó, phim Hàn Quốc lại gây sốt thị trường quốc tế khi bộ phim Hellbound  dẫn đầu bảng xếp hạng Netflix chỉ sau 24 giờ phát hành. Trong khi đó, bộ phim Squid Game phải mất tới 6 ngày mới trở thành chương trình được xem nhiều nhất nền tảng này.

Phim có điểm chung với Squid Game là đằng sau những cảnh quay kinh dị, bạo lực, Hellbound cũng cho người xem phải suy ngẫm khi khắc họa thành công những góc khuất xã hội và sự suy đồi của đạo đức con người khi đối diện cái chết trong thời kỳ đen tối.

ly-do-ban-an-tu-dia-_311637560730.jpeg
Phim Hellbound - Ảnh: Internet

Trong ngành công nghiệp Kpop, BTS tiếp tục phá vỡ kỷ lục của mình trong năm nay khi đĩa đơn tiếng Anh thứ hai mang tên Butter trụ vững trong 10 tuần liên tiếp tại bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Đặc biệt, BTS đã giành giải "Nghệ sĩ của năm", "Nhóm nhạc pop được yêu thích" và "Bài hát pop được yêu thích nhất" cho Butter tại AMAs và giành 4 giải thưởng tại Billboard Music Awards vào tháng 5 gồm  "Bài hát bán chạy nhất" cho Dynamite, "Nghệ sĩ xã hội hàng đầu" và "Nghệ sĩ bán bài hát hàng đầu".

anh-chup-man-hinh-2021-12-17-luc-11.17.14.png
BTS biểu diễn trong Lễ trao giải Âm nhạc Mỹ thường niên lần thứ 49 tại Nhà hát Microsoft , Los Angeles (Mỹ) ngày 21. 11 - Ảnh: Reuters

BTS đã có 4 buổi hòa nhạc cháy vé tại sân vận động Sofi tại Los Angeles (Mỹ), nơi có hơn 200.000 người hâm mộ Mỹ tập trung trong 4 đêm từ ngày 27.11 – ngày 1.12 để thưởng thức âm nhạc của nhóm bất chấp đại dịch COVID-19.

Các chuyên gia cho rằng những thành công "phi thường" này một lần nữa đã chứng minh rằng văn hóa đại chúng Hàn Quốc đã bám rễ vững chắc vào thị trường giải trí toàn cầu vốn bị thống trị bởi Mỹ trong gần một thế kỷ qua.

“Trước đây, làn sóng Hàn Quốc chỉ là một hiện tượng khu vực ở một số quốc gia châu Á. Nhưng giờ đây, nó là một hiện tượng toàn cầu không theo một khuôn mẫu cụ thể nào”, Kim Young-dae, một nhà phê bình âm nhạc cho biết.

Ghi nhận tổng cộng 13 album của các nhóm nhạc Kpop khác như BLACKPINK, TWICE, Seventeen, Enhyphen, ITZY, NCT127, Tomorrow X Together và Monsta X đã lọt vào bảng xếp hạng Billboard 200 với một số đạt thứ hạng cao, ông Kim cho biết thành tựu này cho thấy đã có sự thay đổi cơ bản trong nhận thức của phương Tây về văn hóa Hàn Quốc trong những năm gần đây.

anh-chup-man-hinh-2021-12-17-luc-11.17.06.png
Nhóm nhạc BLACKPINK - Ảnh: Internet

“Người phương Tây rõ ràng có định kiến về người châu Á. Họ nghĩ nội dung nước ngoài vui nhộn nhưng rất kỳ lạ hoặc lập dị”, ông Kim chia sẻ khi trích dẫn bản hit Gangnam Style gây bão trên toàn thế giới năm 2012 của nam ca sĩ Psy.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi trong 3 - 4 năm gần đây đến mức các nhóm nhạc thần tượng Kpop được coi là tiêu chuẩn mới về thẩm mỹ hay sự hiện đại. Không còn nghi ngờ gì nữa, đằng sau thành công của hai bộ phim Squid GameHellbound là sự phát triển của các nền tảng phát trực tuyến để giúp Hàn Quốc nhắm mục tiêu vào thị trường quốc tế.

Kang Yoo-jung, Giáo sư tại Đại học Kangnam (Hàn Quốc) cho biết đại dịch đã làm nền tảng phát trực tuyến chiếm lấy sự thống trị của Hollywood trong thị trường giải trí toàn cầu và những bộ phim truyền hình Hàn Quốc có tiềm năng cao đã nhanh chóng nắm bắt được sự thay đổi.

Tuy nhiên, Kang Yoo-jung cho rằng mọi người cần chú ý đến thành công của Hellbound hơn Squid Game để thực sự hiểu văn hoá Hàn Quốc đã tiến xa đến mức nào.

Squid Game được ví như một bản hit gây bất ngờ giống Gangnam Style của Psy nhưng khi các tác phẩm bom tấn của Hàn Quốc liên tiếp ra mắt, chúng cùng nhau trở thành một hiện tượng.

“Các quốc gia châu Âu ban đầu phớt lờ sự phổ biến của văn hóa Hàn Quốc, coi BTS là một phần của văn hóa tuổi teen nhưng các nhà phê bình chuyên nghiệp bắt đầu phân tích hiện tượng này, cố gắng tìm hiểu tại sao nhiều câu chuyện mới mẻ trên thế giới lại đến từ Hàn Quốc”, Kang Yoo-jung nói, đồng thời cho rằng đỉnh cao của làn sóng Hàn Quốc vẫn chưa đến.

“Nếu BTS mở đường cho nhạc pop Hàn Quốc, chúng ta có thể nói bộ phim Parasite của đạo diễn Bong Joon-ho đã giúp đưa các lĩnh vực văn hóa Hàn Quốc khác lên vị trí vững chắc và đó là sự khởi đầu của thời kỳ hoàng kim của văn hóa phát trực tuyến”, Kang Yoo-jung chia sẻ.

“Thoạt nhìn, những gì chúng ta đang thấy ở hiện tại có vẻ là thời kỳ đỉnh cao của văn hóa Hàn Quốc nhưng xem xét trong nhiều trường hợp khác nhau, có nhiều cơ hội để nó phát triển lớn hơn”, nhà phê bình âm nhạc Kim nói thêm đồng thời dự đoán xu hướng này đang diễn ra mạnh mẽ và phổ biến đến mức khó có thể thay thế trong những năm tới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2021 đáng nhớ nhất của văn hóa Hàn Quốc