Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu đàn áp tiền điện tử, thị phần của Mỹ đã tăng gấp đôi trong 4 tháng và đang là quốc gia đứng đầu trong lĩnh vực khai thác bitcoin.

Mỹ vượt mặt Trung Quốc trong lĩnh vực khai thác bitcoin sau loạt trấn áp từ Bắc Kinh

Hoàng Vũ (theo Nikkei) | 14/10/2021, 12:43

Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu đàn áp tiền điện tử, thị phần của Mỹ đã tăng gấp đôi trong 4 tháng và đang là quốc gia đứng đầu trong lĩnh vực khai thác bitcoin.

Theo Nikkei, các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Tài chính Cambridge có trụ sở tại Anh (CCFA) đã phát hiện ra rằng tỷ lệ sức mạnh đào tiền điện tử và xử lý các giao dịch của Mỹ đã tăng lên 35,4% trong tháng 8 từ mức 16,9% trong tháng 4.

Trong khi đó, các công ty khai thác Trung Quốc đã nắm giữ 46% vào tháng 4, trước khi lệnh cấm khai thác mới ở Nội Mông và việc đóng cửa 26 hoạt động ở tỉnh Tứ Xuyên đã đưa hoạt động khai thác bitcoin ở Trung Quốc về con số 0. 

https-3a-2f-2fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com-2fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4-2fimages-2f5-2f3-2f2-2f9-2f36869235-3-eng-gb-2fcropped-16341110892021-06-02t101524z_1122273857_rc28sn98jqrv_rtrmadp_3_china-.jpg
Chính phủ Trung Quốc vừa có nhiều động thái trấn áp khai thác bitcoin và các giao dịch tiền mã hóa - Ảnh: Nikkei

Chỉ số tiêu thụ điện bitcoin của Cambridge, được cập nhật vào thứ Tư, cho thấy Kazakhstan đã tăng gấp đôi thị phần lên 18,1%, đứng thứ hai là Nga với 11%.

"Nhiều quốc gia đã giành được thị phần đào bitcoin trước cuộc đàn áp tiền mã hóa trong nước của chính phủ Trung Quốc", Michel Rauchs, lãnh đạo tài sản kỹ thuật số tại CCAF cho biết.

Giá bitcoin giảm xuống khi cuộc đàn áp của Bắc Kinh lên đến đỉnh điểm với lệnh cấm hoàn toàn đối với các giao dịch tiền điện tử vào tháng 9, nhưng đã tăng trở lại hơn 24% trong tháng qua khi đạt mức 58.000 USD vào sáng nay (14.10). Trong bối cảnh Trung Quốc thắt chặt các hạn chế, những người tham gia thị trường hoan nghênh việc phân cấp hoạt động khai thác và chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo.

“Ảnh hưởng của cuộc đàn áp ở Trung Quốc là sự phân bổ theo địa lý trên toàn thế giới, có thể được coi là một sự phát triển tích cực cho an ninh mạng và các nguyên tắc phi tập trung của bitcoin”, Rauchs nhận định.

Theo các nhà nghiên cứu, áp lực đặt lên vai tỉnh Tứ Xuyên theo kịp mục tiêu cắt giảm khí thải đã thúc đẩy Bắc Kinh tiếp hành cuộc đàn áp vào tiền mã hóa cũng như khai thác bitcoin vào tháng 6. Nhưng sự phục hồi của hoạt động khai thác khởi sắc vào tháng 7 và tháng 8 khi nhiều thợ đào chuyển ra nước ngoài.

Nhiều người đã chuyển đến Malaysia với tỷ lệ khai thác tăng từ 3,44% trong tháng 4 lên 4,59% vào tháng 8. Ngoài dân số nói tiếng Trung khá lớn tại đây, các thợ mỏ cũng bị thu hút bởi nguồn điện giá rẻ và ổn định, có giá 0,05 USD/ kilowatt giờ với tỷ suất dự trữ cao tới 52%.

Theo số liệu thống kê của CCFA, ngoài Canada, Iran và Na Uy – những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn, các bang sản xuất năng lượng của Mỹ như Texas, Wyoming và New Mexico đang trở thành điểm nóng khai thác bitcoin.

Đáp lại những lời chỉ trích về lượng khí thải carbon của tiền điện tử trong bối cảnh thiếu hụt năng lượng ở châu Âu và Trung Quốc, một số người trong ngành đang tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo hoặc chuyển sang loại khai thác ít tiêu tốn năng lượng hơn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ vượt mặt Trung Quốc trong lĩnh vực khai thác bitcoin sau loạt trấn áp từ Bắc Kinh