Đài ABC News tiết lộ Diễn đàn Các đảo quốc Thái Bình Dương (PIF) dự tính không mời Mỹ, Trung Quốc và một số cường quốc khác đến dự một cuộc họp cấp cao giữa tháng tới nhằm tránh làm gia tăng cạnh tranh địa chính trị trong khu vực.

Mỹ, Trung Quốc sẽ không được mời dự Diễn đàn Các đảo quốc Thái Bình Dương

Cẩm Bình | 25/06/2022, 09:45

Đài ABC News tiết lộ Diễn đàn Các đảo quốc Thái Bình Dương (PIF) dự tính không mời Mỹ, Trung Quốc và một số cường quốc khác đến dự một cuộc họp cấp cao giữa tháng tới nhằm tránh làm gia tăng cạnh tranh địa chính trị trong khu vực.

Cuộc họp cấp cao PIF sắp diễn ra tại thủ đô Suva của Fiji. Úc - một thế lực lại Thái Bình Dương - là thành viên chính thức của diễn đàn, Thủ tướng Anthony Albanese đã tuyên bố sẽ tham dự.

Vài thập kỷ gần đây PIF thường mời các Đối tác đối thoại đến gặp gỡ trực tiếp nhân dịp cuộc họp cấp cao. Diễn đàn có 21 đối tác gồm Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Ấn Độ, Singapore, Anh.

Nhưng ABC News được biết năm nay PIF không định mời các Đối tác đối thoại, thay vào đó có thể là tổ chức làm việc trực tuyến cùng thời gian cuộc họp cấp cao diễn ra hoặc tổ chức riêng vào cuối năm nay.

Với phương án nào đi nữa thì quan chức quốc gia ngoài khu vực cũng không thể đến dự cuộc họp cấp cao tại Suva – nơi nhà lãnh đạo các đảo quốc Thái Bình Dương dự định bàn luận nhiều vấn đề chiến lược gay go phức tạp.

mypif.jpg
Cuộc họp cấp cao Diễn đàn Các đảo Thái Bình Dương (PIF) chuẩn bị diễn ra vào giữa tháng 7 - Ảnh: ABC News

Một nguồn tin cho biết giới chức các đảo quốc cũng như đương kim Chủ tịch PIF là Thủ tướng Fiji Frank Bainimarama muốn đảm bảo họ có dịp để giải quyết loạt ưu tiên chính mà không cần phải bận tâm về những đợt làm việc với cường quốc bên ngoài đang cạnh tranh sức ảnh hưởng trong khu vực.

Một nguồn tin thứ hai xác nhận thông tin không mời các Đối tác đối thoại, nhưng cho biết làm vậy không nhằm mục đích giảm căng thẳng địa chính trị xung quanh cuộc họp mà là để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà lãnh đạo các đảo quốc tập trung bàn luận vấn đề nội bộ quan trọng (trong đó có hàn gắn rạn nứt sâu sắc trong Ban thư ký PIF).

Cuộc họp cấp cao tại Suva đem lại cho nhà lãnh đạo các đảo quốc cơ hội gặp gỡ trực tiếp sau lần gặp năm 2019 tại Tuvalu – sự kiện chứng kiến bất đồng về vấn đề biến đổi khí hậu giữa cựu Thủ tướng Úc Scott Morrison với những người đồng cấp khác.

Khi gặp nhau vào giữa tháng tới, họ sẽ làm việc về một số vấn đề địa chính trị nhạy cảm. Úc đã nói rõ nước này muốn thảo luận việc Quần đảo Solomon ký hiệp ước an ninh với Trung Quốc. Thủ tướng Samoa Fiamē Naomi Mataʻafa cũng muốn bàn bạc nỗ lực ký một thỏa thuận với 10 quốc gia Thái Bình Dương mà Bắc Kinh đang thực hiện.

Ngoài ra, cuộc họp còn dự định bàn đến dự thảo chiến lược “Thái Bình Dương Xanh” năm 2050 và việc Vanuatu kêu gọi Tòa án Công lý quốc tế đưa ra ý kiến tư vấn về biến đổi khí hậu.

Theo học giả Tess Newton Cain thuộc Viện nghiên cứu châu Á Griffith, không mời các Đối tác đối thoại giúp loại bỏ sự phân tâm ở mức độ nhất định, cho phép nhà lãnh đạo các đảo quốc tập trung vào chương trình nghị sự nội bộ mà không cần phải chịu kỳ vọng hay áp lực nào từ đối tác đến dự.

Bài liên quan
Toan tính của Mỹ khi điều ‘pháo đài bay’ B-52 gần biên giới Nga
Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress gần biên giới Nga đã gây chú ý đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO và Moscow.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ, Trung Quốc sẽ không được mời dự Diễn đàn Các đảo quốc Thái Bình Dương