Nhật Bản cùng Mỹ triển khai lực lượng quy mô nhằm tìm kiếm tiêm kích F-35 vừa bị rơi tại Thái Bình Dương, với hy vọng Nga và Trung Quốc không phát hiện ra trước.

Mỹ quyết bảo vệ bí mật F-35

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 14/04/2019, 16:30

Nhật Bản cùng Mỹ triển khai lực lượng quy mô nhằm tìm kiếm tiêm kích F-35 vừa bị rơi tại Thái Bình Dương, với hy vọng Nga và Trung Quốc không phát hiện ra trước.

          

Máy bay tuần tra P-8A từng dùng cho nhiệm vụ tìm tàu ngầm đã được huy động. Khu trục hạm USS Stethem trang bị radar Aegis mạnh mẽ, máy bay ném bom B-52 từ căn cứ Guam cũng tham gia.

Mỹ dành mức độ ưu tiên chưa từng có cho tai nạn lần này, nhiều khả năng là vì F-35 dự kiến đóng vai trò quan trọng trong tác chiến hiện đại ở tương lai.

Tiêm kích do hãng Lockheed Martin phát triển sau khi chính quyền Washington đầu tư hàng tỉ USD qua nhiều năm. Mỹ cùng đồng minh chuẩn bị sử dụng F-35 rộng rãi vào vài thập niên tới. Khả năng góp phần phòng thủ tên lửa (nhờ sở hữu radar hiệu suất cao) của chiến đấu cơ thế hệ mới này thu hút sự chú ý từ nhiều nước.

F-35 mang được nhiều tên lửa đánh chặn tiên tiến. Số máy bay do phi công Mỹ và Nhật điều khiển chắc chắn luôn sẵn sàng phát hiện - tiêu diệt bất cứ tên lửa đạn đạo nào vẫn trong giai đoạn cần động cơ đẩy (boost phase).

Năng lực tiêu diệt tên lửa đạn đạo đang bay tạo thêm một lớp phòng thủ trước mối đe dọa từ Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên lẫn Nga. Giới phân tích quân sự tin rằng nếu chiến tranh nổ ra, Nga trước tiên sẽ xử lý các hệ thống Aegis để tạo điều kiện cho tên lửa tấn công sau đó. Vì vậy sở hữu F-35 rất đáng giá.

Mỹ - Nhật ráo riết tìm kiếm - Ảnh: Nikkei Asian Review

Thông tin liên quan đến công nghệ F-35 đều được săn đón. Có tin Trung Quốc - quốc gia đang chế tạo chiến đấu cơ tàng hình của riêng mình - muốn đoạt lấy tài liệu kỹ thuật về tiêm kích do Mỹ phát triển bằng cách tấn công mạng.

Nhưng thông tin chưa chắc chính xác (Mỹ có thể tung tin giả phục vụ mục đích phản gián). Dù sao đi nữa thì chạm tay vào một chiếc F-35 thực sự sẽ giúp tăng hiểu biết về loại chiến đấu cơ này lên một tầm cao mới.

Việc Nga, Trung thèm muốn xác máy bay F-35 vừa gặp nạn là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, Mỹ dường như đã gửi đi thông điệp “cấm đụng đến” khi điều cả B-52 cho hoạt động tìm kiếm.

Chính Mỹ từng có kinh nghiệm lấy bí mật quân sự từ vũ khí đối thủ vào 50 năm trước.

Năm 1968, tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân K-129 của Liên Xô phát nổ rồi chìm trên vùng biển gần Hawaii. Mỹ lập tức mở chiến dịch tìm kiếm, đến 6 năm sau thì họ trục vớt thành công.

Mỹ từng dùng công nghệ định vị dưới nước bằng sóng âm để tìm tàu ngầm Liên Xô K-129 - Ảnh: Alchetron

Chiếc F-35 xấu số được xác định đang ở độ sâu khoảng 1.500m dưới biển. Trục vớt khá khó khăn nhưng không phải bất khả thi. Công nghệ hiện nay tiên tiến hơn, tiêm kích cũng nhỏ và nhẹ hơn tàu ngầm K-129.

Địa điểm xảy ra sự cố cách tỉnh Aomori 150km, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản. Nga, Trung chẳng thể tìm kiếm hay trục vớt mà không xin phép, tuy vậy vẫn phải lưu ý nguy cơ hai cường quốc dùng tàu ngầm hay thiết bị không người lái hòng tiếp cận F-35.

Cẩm Bình (theo Nikkei Asian Review)

   
Bài liên quan
Toan tính của Mỹ khi điều ‘pháo đài bay’ B-52 gần biên giới Nga
Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress gần biên giới Nga đã gây chú ý đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO và Moscow.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ quyết bảo vệ bí mật F-35