Ngày 26.1, Đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan đã gửi phản hồi bằng văn bản của Washington đối với loạt yêu cầu đảm bảo an ninh mà Moscow đưa ra.

Mỹ phản hồi những yêu cầu của Nga về Ukraine

Cẩm Bình | 27/01/2022, 07:55

Ngày 26.1, Đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan đã gửi phản hồi bằng văn bản của Washington đối với loạt yêu cầu đảm bảo an ninh mà Moscow đưa ra.

Loạt yêu cầu đảm bảo an ninh được Nga đưa ra vào cuối năm ngoái, trong đó nội dung đáng chú ý là yêu cầu NATO không kết nạp Ukraine cũng như không mở rộng hiện diện sang phía đông châu Âu (giáp Nga).

47w34tm6ivjgbeaykoa4am2ndy.jpg
Đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan rời khỏi trụ sở Bộ Ngoại giao Nga sau khi gửi phản hồi bằng văn bản của Mỹ - Ảnh: Reuters

Không lâu sau khi Đại sứ Sullivan đến trụ sở Bộ Ngoại giao Nga gửi phản hồi bằng văn bản, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã xác nhận: “Chúng tôi thiết lập một con đường ngoại giao cho Nga lựa chọn. Phản hồi mà chúng tôi gửi bao gồm những lo ngại của Mỹ cùng đồng minh và đối tác về nhiều hành động gây mất an ninh của Nga, đánh giá một cách thực tế và có nguyên tắc về lo ngại phía Nga nêu ra, đề xuất của chúng tôi trong loạt vấn đề mà các bên có thể tìm được điểm chung”. Ông hy vọng sẽ có thể làm việc với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov trong vài ngày tới.

Vẫn còn quá sớm để xác định diễn biến trên có làm thay đổi tình hình hay không. Trước đó Mỹ nhiều lần tuyên bố yêu cầu không kết nạp Ukraine vào NATO là việc không thể nào thực hiện, khối luôn duy trì chính sách “rộng mở”.

Mykhailo Podoliak - cố vấn Tổng thống Ukraine - đánh giá phản hồi bằng văn bản của Mỹ là một chiến lược đúng đắn, đồng thời kêu gọi Nga tận dụng cơ hội sử dụng biện pháp ngoại giao giải quyết căng thẳng để tránh kịch bản tiêu cực xảy ra.

NATO cũng gửi phản hồi bằng văn bản đến Nga trong ngày 26.1. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết phản hồi của khối tương đồng với của Mỹ.

Romania chuẩn bị cho tình huống xấu

Trong lúc cánh cửa ngoại giao mở ra, Romania - thành viên NATO có chung đường biên giới với Ukraine - vẫn cẩn trọng chuẩn bị cho tình huống xấu. Tổng thống Romania Klaus Iohannis ngày 26.1 tuyên bố đang bàn bạc với Mỹ và Pháp về khả năng tăng cường lực lượng NATO đến nước này đồn trú nếu cần thiết.

2 ngày trước, Mỹ thông báo đặt khoảng 8.500 quân vào trạng thái cảnh giác cao độ. Số quân này hiện đồn trú tại Mỹ và đang chờ lệnh sang châu Âu. Phía Pháp cũng ngỏ ý sẵn sàng triển khai quân.

Hiện đang có 4.000 quân NATO đóng tại Romania, Mỹ cũng có lực lượng đồn trú ở một số căn cứ trên lãnh thổ Romania và Bulgaria.

Bài liên quan
Ứng viên vị trí đặc phái viên của ông Trump phụ trách vấn đề Nga - Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Donald Trump cân nhắc chọn cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Richard Grenell làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Nga - Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ phản hồi những yêu cầu của Nga về Ukraine