Mỹ và NATO hiện đang đứng về phía Ankara. Tổng thống Barack Obama cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện quyền tự vệ một cách phù hợp.

Mỹ, NATO lên tiếng sau vụ máy bay Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi

Một Thế Giới | 25/11/2015, 08:19

Mỹ và NATO hiện đang đứng về phía Ankara. Tổng thống Barack Obama cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện quyền tự vệ một cách phù hợp.

NATO và Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi các bên bình tĩnh sau khi máy bay ném bom Su-24 của Nga bị máy bay chiến đấu F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ. Lãnh đạo các nước cho rằng, những động thái căng thẳng giữa Moscow và Ankara có thể dẫn đến “hậu quả nghiêm trọng” trong mối quan hệ hai nước và kéo theo một hành động mạnh tay từ phía Tổng thống Putin.

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố máy bay quân sự Nga bị bắn rơi là một hành động “đâm sau lưng” cường quốc này. Trong khi đó, Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh “tất cả mọi người nên tôn trọng quyền bảo vệ biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ”. Quan hệ giữa Moscow và Ankara tiếp tục căng thẳng sau vụ máy bay Nga bị bắn rơi hôm 24.11. 
Tổng thống Nga mô tả động thái của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24.11, là “hành động đâm sau lưng, do những kẻ đồng lõa với khủng bố thực hiện”. Đây là lần đầu tiên một quốc gia thành viên NATO bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga kể từ khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953.

Một dấu hiệu cho thấy sự chia rẽ giữa hai nước, khi Nga cảnh báo công dân không được tham gia các chuyến du lịch đến quốc gia Tây Á và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga tạm ngưng mọi liên lạc với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ và NATO hiện đang đứng về phía Ankara. Tổng thống Barack Obama cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện quyền tự vệ một cách phù hợp, trong khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định: “Liên minh nhận được một số đánh giá từ các quốc gia đồng minh cho thấy thông tin do Ankara đưa ra là chính xác”.

Ông Stoltenberg nói thêm rằng, NATO sẽ tiếp tục thể hiện sự gắn bó với Thổ Nhĩ Kỳ và bảo vệ các thành viên, nhưng kêu gọi các bên “bình tĩnh và tránh leo thang”. Tổng thư ký NATO nhấn mạnh Moscow và Ankara cần duy trì liên lạc, loại bỏ các hành động và xung đột bất ngờ.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng kêu gọi “các bên liên quan cần có biện pháp cấp bách phù hợp, tránh để căng thẳng leo thang”. Phát ngôn viên của ông Ban, Stephane Dujarric, nói với các phóng viên rằng: “Hy vọng một đánh giá đáng tin cậy và toàn diện về vụ việc sẽ làm rõ những bất đồng, ngăn ngừa sự kiện tương tự tái diễn trong tương lai”.

Vài giờ sau khi máy bay quân sự bị bắn rơi, Bộ trưởng Ngoại giao Nga, Sergei Lavrov, công bố hành động đáp trả đầu tiên, khi cảnh báo khách du lịch Nga không được phép đến Thổ Nhĩ Kỳ, gây ra những ảnh hưởng đáng kể cho doanh thu của quốc gia này. Ngoài ra, ông Lavrov cũng hủy bỏ chuyến đi dự định đến Ankara trong thời gian tới và nói rằng mối đe dọa này là tương tự như tại Ai Cập, nơi một máy bay Nga cũng bị bắn hạ vào đầu tháng 11.2015.

Hàn Giang (theo The Guardian) 

Bài liên quan
Toan tính của Mỹ khi điều ‘pháo đài bay’ B-52 gần biên giới Nga
Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress gần biên giới Nga đã gây chú ý đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO và Moscow.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ, NATO lên tiếng sau vụ máy bay Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi