Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai vừa cho biết nước này có kế hoạch hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) đối phó hoạt động phi thị trường của Trung Quốc trong ngành công nghiệp hàng không.

Mỹ - EU bắt tay đối phó Trung Quốc về công nghiệp hàng không

Cẩm Bình | 14/01/2022, 08:34

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai vừa cho biết nước này có kế hoạch hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) đối phó hoạt động phi thị trường của Trung Quốc trong ngành công nghiệp hàng không.

Tham dự hội thảo trực tuyến do Viện Nghiên cứu các vấn đề châu Âu và quốc tế (IIEA) tổ chức, bà Tai cho biết một thỏa thuận đạt được năm ngoái về trợ cấp cho cả Boeing lẫn Airbus giữa Mỹ và EU đã đặt nền tảng cho hai bên xử lý hành vi mà Trung Quốc gây ra nhằm cạnh tranh trên thị trường máy bay thương mại toàn cầu.

“Hiện tại Mỹ - EU có thể chú ý xử lý hoạt động phi thị trường khiến thị trường bị bóp méo và tạo ra sân chơi không bình đẳng mà quốc gia như Trung Quốc thực hiện”, bà Tai phát biểu.

us.jpg
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai - Ảnh: SCMP

Chính phủ Trung Quốc thường đòi hỏi doanh nghiệp nước ngoài phải thành lập liên doanh với doanh nghiệp trong nước nếu muốn hoạt động ở thị trường nước này. Không ít công ty phương Tây phàn nàn đây là cách thức tạo điều kiện cho hành vi lấy cắp tài sản sở hữu trí tuệ.

Nhưng quy định trên cũng là yếu tố chính cản trở Trung Quốc phát triển được mẫu máy bay thương mại hoàn toàn tự sản xuất trong nước đủ sức cạnh tranh với Boeing và Airbus. C919 - máy bay do Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) sản xuất, chuẩn bị gia nhập thị trường máy bay thân hẹp trong năm nay - vẫn phải dùng động cơ cùng hệ thống điện tử nước ngoài.

us919.jpg
Mẫu máy bay thân hẹp C919 trong buổi ra mắt - Ảnh: Tân Hoa Xã

Cũng theo bà Tai, việc dỡ bỏ thuế trong buôn bán sản phẩm kim loại và đạt thỏa thuận với một số quốc gia châu Âu (Pháp, Ý…) về dỡ bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số đã tạo thêm động lực giúp Mỹ - EU củng cố mối liên minh. Cuộc họp thứ 2 của Hội đồng Công nghệ và Thương mại Mỹ - EU (TTC) chuẩn bị diễn ra trong năm nay sẽ góp phần thắt chặt quan hệ.

“Chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ sử dụng TTC để thúc đẩy các giá trị dân chủ chung của chúng ta, bảo vệ các quyền cơ bản của người lao động. Chúng tôi cũng đã làm mới quan hệ đối tác 3 bên Mỹ - EU - Nhật Bản để có thể giải quyết tốt hơn những thách thức toàn cầu mà chính sách và hành vi phi thị trường mang lại”, bà Tai phát biểu.

Khi được hỏi liệu Mỹ có tìm cách gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay không, bà Tai nói rằng chính quyền Tổng thống Biden dự định xây dựng một khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng lớn hơn.

Bài liên quan
Ông Trump chọn tỷ phú giỏi đầu tư làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Đài CNN dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22.11 thông báo chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ - EU bắt tay đối phó Trung Quốc về công nghiệp hàng không