Chính quyền Washington vừa cho áp dụng biện pháp hạn chế với nhiều doanh nghiệp chủ chốt của Trung Quốc, bao gồm cả một số nhà phát triển công nghệ quân sự quốc doanh, với lý do bảo vệ an ninh quốc gia.

Mỹ đưa nhiều công ty lớn Trung Quốc vào danh sách kiểm soát xuất khẩu

Cẩm Bình | 03/08/2018, 17:42

Chính quyền Washington vừa cho áp dụng biện pháp hạn chế với nhiều doanh nghiệp chủ chốt của Trung Quốc, bao gồm cả một số nhà phát triển công nghệ quân sự quốc doanh, với lý do bảo vệ an ninh quốc gia.

44 thực thể Trung Quốc bị Bộ Thương mại Mỹ đưa vào danh sách bị kiểm soát xuất khẩuvì đem lại “rủi ro đáng kể” cho an ninh quốc gia hay lợi ích chính sách đối ngoại nước này.

Động thái này được cho nhắm vào các nhân tố chính yếu trong tham vọng “Made in China 2025” mà Bắc Kinh đang theo đuổi, như hệ thống phòng không, hệ thống liên lạc vệ tinh, sản phẩm bán dẫn và hàng không vũ trụ.

Trong số 8 doanh nghiệp cùng hàng chục đơn vị con bị ảnh hưởng có Viện Nghiên cứu số 2 thuộc Tập đoàn Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC) - nhà sản xuất hệ thống tên lửa lớn nhất nước, Công ty Công trình hệ thống thông tin Viễn Đông (Hà Bắc), các cơ sở nghiên cứu trực thuộc Tập đoàn Công nghệ điện tử Trung Quốc (CETC) chuyên phát triển bán dẫn, công nghệ radar cùng thiết bị vi điện tử, Công ty Công nghiệp Hoa Đằng, xuất - nhập khẩu công nghệ hàng không vũ trụ, Tập đoàn Xuất nhập khẩu công nghiệp công nghệ cao Trung Quốc.

Do có tên trong danh sách kiểm soát xuất khẩu, những thực thể nêu trên sẽ bị hạn chế tiếp cận với những sản phẩm mà Bộ Thương mại Mỹ xác định có thể sử dụng cho cả mục đích dân sự lẫn quân sự, vật liệu hạt nhân, thiết bị viễn thông, laser, cảm biến.

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer khẳng định cần tiến hành nhiều hành động phòng vệ mạnh mẽ để bảo vệ vị thế dẫn đầu về công nghệ - sáng tạo. Ông chỉ trích: “Chính phủ Trung Quốc đang tích cực phá hoại những ngành công nghệ cao cũng như vai trò lãnh đạo kinh tế của Mỹ bằng hành vi thương mại không công bằng và chính sách như “Made in China 2025””.

Cùng với động thái của Bộ Thương mại, Quốc hội Mỹ cũng vừa thông qua một luật buộc những công ty công nghệ phải báo cáo với Lầu Năm Góc nếu họ cho phép Trung Quốc hoặc Nga xem xét mã nguồn của phần mềm được bán cho quân đội Washington.

Theo nhiều chuyên gia, cho Moscow hay Bắc Kinh xem xét mã nguồn phần mềm xem lại nguy cơ hai nước này tìm ra lỗ hỏng có thể khai thác để tấn công các hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ.

Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen, người soạn thảo luật mới, cho biết: “Đây là quy định buộc cung cấp thông tin đầu tiên, và rất cần thiết. Bộ Quốc phòng cùng các cơ quan liên bang cần nhận thức được rằng để lộ mã nguồn hoặc nhiều hành động mang tính rủi ro khác sẽ khiến hệ thống an ninh quốc gia Mỹ gặp nguy trước đối thủ”.

Ngoài trách nhiệm báo cáo, luật cũng yêu cầu công ty công nghệ giải quyết bất cứ rủi ro an ninh nào do cho phép xem xét mã nguồn đem lại, hoặc phải chịu mất hợp đồng. Công ty còn phải tạo cơ sở dữ liệu của phần mềm mà họ cho nước ngoài xem xét, để tiện công bố sau này.

Điều tra vào năm 2017 của hãng tin Reuters cho biết để bán được phần mềm vào thị trường Nga, nhiều doanh nghiệp như Hewlett Packard Enterprise Co, SAP SE, McAfee đều chấp nhận cho giới chức Moscow truy mã nguồn. Trong hầu hết các trường hợp thì họ đều không thông báo chuyện này cho cơ quan chức năng Mỹ. Thông thường thì quân đội Mỹ trước khi mua phần mềm không hề đòi xem xét mã nguồn như phía Nga.

Thượng viện Mỹ muốn tăng trừng phạt với Nga

Thành viên hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Thượng viện ngày 2.8 đã giới thiệu một dự luật áp đặt trừng phạt mới với Nga và chống tội phạm mạng.

Dự luật bao gồm hạn chế giao dịch nợ chính phủ (sovereign debt) hay tiến hành các dự án năng lượng hoặc dầu mỏ với Nga, nhập khẩu uranium Nga, cùng một số biện pháp trừng phạt nhân vật chính trị, tài phiệt Nga.

Theo thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một trong những người bảo trợ dự luật: “Cơ chế trừng phạt hiện tại không thể ngăn Moscow can thiệp bầu cử giữa nhiệm kì sắp tới”.

Một luật trừng phạt đã được Quốc hội Mỹ thông qua, và Tổng thống Trump miễn cưỡng ký ban hành. Một số điều khoản trongdự luật đề xuất hôm 2.8 dự kiến sẽ siết chặt thêm đạo luật hiện hành.

Cẩm Bình (theo SCMP, Reuters)
Bài liên quan
Ông Trump chọn tỷ phú giỏi đầu tư làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Đài CNN dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22.11 thông báo chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ đưa nhiều công ty lớn Trung Quốc vào danh sách kiểm soát xuất khẩu