Đưa kỹ sư hạt nhân ra nước ngoài và xóa tất cả dữ liệu về chương trình phát triển hạt nhân là hai trong số nhiều yêu cầu mà Mỹ đặt ra với CHDCND Triều Tiên trong những cuộc đối thoại bí mật, nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước, báo The Asahi Shimbun dẫn lời nhiều nguồn tin cho biết.

Mỹ đặt ra yêu cầu gì với Triều Tiên trong những đối thoại bí mật?

Cẩm Bình | 11/05/2018, 10:45

Đưa kỹ sư hạt nhân ra nước ngoài và xóa tất cả dữ liệu về chương trình phát triển hạt nhân là hai trong số nhiều yêu cầu mà Mỹ đặt ra với CHDCND Triều Tiên trong những cuộc đối thoại bí mật, nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước, báo The Asahi Shimbun dẫn lời nhiều nguồn tin cho biết.

Hai yêu cầu trên nằm trong gói biện pháp phi hạt nhân hóa mà Washington đưa ra. Theo các nguồn tin, Bình Nhưỡng từ chối thực hiện chuyện đưa hàng nghìn kỹsư hạt nhân sang nước khác, đồng thời có quan điểm rất mơ hồ trong vấn đề bỏ dữ liệu về 6 vụ thử hạt nhân lẫn các cơ sở có liên quan đến hạt nhân tại Yongbyon.

Lập trường của Triều Tiên trong những đối thoại sơ bộ là chấp nhận giải trừ bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Tuy nhiên, Mỹ lo rằng dù có thực hiện đúng cam kết thì Bình Nhưỡng nếu còn có kỹsư cùng dữ liệu vẫn có thể tái phát triển hạt nhân.

Ngoài ra, các nguồn tin cho biết thêm rằng Washington còn đề nghị Bình Nhưỡng bỏ tất cả vũ khí hủy diệt hàng loạt, bao gồm cả vũ khí hóa học lẫn sinh học, cũng như không được phép phóng tên lửa đẩy được dùng để đưa vệ tinh vào vũ trụ (có khả năng như tên lửa đạn đạo tầm xa).

Triều Tiên phủ nhận có sở hữu vũ khí hóa học và sinh học, đồng thời cho biết có kế hoạch phóng một tên lửa đẩy vào một dịp kỷ niệm cấp quốc gia.

Mỹ đề nghị Triều Tiên không phóng cả tên lửa đẩy dùng để đưa vệ tinh vào vũ trụ - Ảnh: Getty Images

Không chỉ biện pháp (đưa kỹsư hạt nhân ra nước ngoài, xóa dữ liệu), hai bên còn chưa thể giải quyết được khác biệt về thời gian thực hiện giải trừ hạt nhân.

Mỹ muốn Triều Tiên tiến hành tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược trong khoảng thời gian ngắn, từ vài tháng đến hai năm. Trong khi đó, Bình Nhưỡng lại ưu tiên phương án làm từng bước một trong thời gian dài.

Về vấn đề lợi ích khi phi hạt nhân hóa, Washington cam kết sẽ “đáp lễ” sau khi toàn bộ các biện pháp giải trừ hạt nhân hoàn tất, nhưng Triều Tiên muốn được “thưởng” sau mỗi lần thực hiện một biện pháp.

Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ diễn ra tại Singapore vào ngày 12.6 tới. Phía Bình Nhưỡng mới đây vừa cho thả 3 công dân Mỹ, động thái thiện chí được phía chính quyền Washington đánh giá cao.

Cẩm Bình (theo The Asahi Shimbun)
Bài liên quan
Với smartphone tự chủ 100%, Huawei thách thức lệnh cấm của Mỹ
Sự ra mắt của chiếc điện thoại thông minh mới nhất từ Huawei đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc cạnh tranh công nghệ khốc liệt giữa Mỹ và Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
một giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ đặt ra yêu cầu gì với Triều Tiên trong những đối thoại bí mật?