Nhiều quan chức Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đang chuẩn bị gửi cho Ukraine các hệ thống rocket tầm xa tiên tiến mà phía Kyiv nhiều lần đề nghị cung cấp.

Mỹ chuẩn bị giao hệ thống rocket tiên tiến cho Ukraine

Cẩm Bình | 29/05/2022, 08:43

Nhiều quan chức Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đang chuẩn bị gửi cho Ukraine các hệ thống rocket tầm xa tiên tiến mà phía Kyiv nhiều lần đề nghị cung cấp.

Các hệ thống rocket nằm trong gói hỗ trợ an ninh - quân sự lớn hơn chuẩn bị được công bố vào tuần tới.

Tổng thống Volodymyr Zelensky cùng quan chức Ukraine thời gian gần đây đề nghị Mỹ và đồng minh cung cấp hệ thống rocket phóng loạt (MLRS) có thể bắn nhiều quả rocket xa hàng trăm km – xa hơn bất cứ hệ thống nào của Ukraine. Phía Kyiv tin rằng vũ khí này sẽ giúp xoay chuyển tình hình chiến sự.

Một vũ khí khác mà Ukraine muốn có là hệ thống rocket pháo binh cơ động cao (HIMARS) – nhẹ hơn MLRS nhưng cũng sở hữu khả năng phóng loạt tương tự.

Vài tuần qua chiến sự tại miền Đông Ukraine diễn biến theo hướng có lợi cho Nga vốn vượt trội hơn về quân số lẫn trang bị. Vậy mà chính quyền Tổng thống Biden lại từ chối gửi cho Ukraine MLRS hay HIMARS vì nhiều lo ngại.

Ngày 27.5, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby tuyên bố họ vẫn chưa có quyết định cuối cùng về chuyện giao MLRS.

my220526165224-multiple-launch-rocket-system-file-030420-exlarge-169.jpg
Hệ thống MLRS - Ảnh: CNN

Lý do chính quyền Tổng thống Biden chần chừ

Khi đài CNN tiết lộ thông tin về khả năng Mỹ cung cấp MLRS hay HIMARS cuối tuần trước, người dẫn chương trình nổi tiếng của Nga Olga Skabeeva cảnh báo đây là động thái vượt lằn ranh đỏ có thể nhận phải phản ứng gay gắt từ Nga.

Vấn đề gửi cho Ukraine MLRS hay HIMARS được đưa ra thảo luận trong hai cuộc họp Nhà Trắng tuần trước. Trọng tâm vấn đề tiếp tục là câu hỏi liệu việc cung cấp vũ khí ngày càng tiên tiến có bị Nga xem là hành động khiêu khích, khiến Moscow tung biện pháp trả đũa hay không.

Các nguồn tin cho biết một lo ngại khác là tầm bắn của MLRS và HIMARS. Cả hai đều đủ sức phóng rocket xa đến 300 km từ phương tiện cơ động – cho phép Urkraine tấn công mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga. Có thông tin Ukraine đã tiến hành không ít cuộc tấn công qua biên giới, phía Moscow từng cảnh báo làm vậy sẽ gây leo thang căng thẳng.

Một lo ngại nữa là kho dự trữ vũ khí Mỹ sẽ hao hụt khi cho đi quá nhiều vũ khí tiên tiến.

Loạt lo ngại tương tự từng xuất hiện lúc Mỹ cân nhắc cung cấp chiến đấu cơ MiG-29 hay pháo hạng nặng tầm xa Howitzer. Thời điểm trước các gói hỗ trợ chỉ tập trung vào tên lửa chống tăng vác vai Javelin, tên lửa phòng không tầm ngắn Stinger cùng một số vũ khí cỡ nhỏ khác, nhưng pháo M777 Howitzer lại uy lực và có tầm hoạt động rộng hơn (tầm bắn khoảng 25 km). MLRS bắn xa hơn nhiều.

Một giải pháp khả thi là cung cấp hệ thống rocket tầm ngắn hơn. Thời gian huấn luyện lực lượng Ukraine sử dụng vũ khí này chỉ khoảng 2 tuần.

Về lo ngại kho vũ khí hao hụt, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley từng khẳng định tác động là rất thấp và quân đội theo dõi rất chặt chẽ tình hình để đảm bảo lượng dự trữ không tụt xuống mức báo động.

Theo nguồn tin CNN, tuần trước giới chức Lầu Năm Góc đã gặp gỡ giám đốc điều hành hãng vũ khí Lockheed Martin bàn chuyện cung cấp và tăng cường sản xuất MLRS.

Nếu Mỹ quyết định cung cấp MLRS cho Ukraine, Anh sẽ xem xét làm điều tương tự.

Bài liên quan
Toan tính của Mỹ khi điều ‘pháo đài bay’ B-52 gần biên giới Nga
Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress gần biên giới Nga đã gây chú ý đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO và Moscow.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ chuẩn bị giao hệ thống rocket tiên tiến cho Ukraine