Chính quyền Biden đã đưa ra những lo ngại về khả năng Bắc Kinh can thiệp vào cuộc điều tra của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về nguồn gốc của COVID-19 ở Vũ Hán.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc can thiệp cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19
Hoàng Vũ|14/02/2021, 07:00
Chính quyền Biden đã đưa ra những lo ngại về khả năng Bắc Kinh can thiệp vào cuộc điều tra của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về nguồn gốc của COVID-19 ở Vũ Hán.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm 13.2 cho biết báo cáo cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19 của nhóm chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nên độc lập và không bị chi phối bởi chính phủ Trung Quốc.
"Chúng tôi lo ngại sâu sắc về cách thức truyền đạt những phát hiện ban đầu của cuộc điều tra COVID-19 và các câu hỏi về quy trình được sử dụng để tiếp cận chúng. Để đảm bảo báo cáo này là độc lập thì những phát hiện của chuyên gia quốc tế phải không bị chính quyền Trung Quốc can thiệp hoặc thay đổi. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về đại dịch này và chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo, Trung Quốc phải cung cấp dữ liệu của họ ngay từ những ngày đầu khi dịch bùng phát", ông Sullivan nói.
Những bình luận từ Sullivan, quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của Tổng thống Joe Biden, là dấu hiệu mới nhất cho thấy Washington dưới thời chính quyền mới vẫn mất lòng tin sâu sắc vào Bắc Kinh cũng như mối quan hệ của họ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - ngay cả khi ông Biden đã cam kết tái gia nhập cơ quan của Liên Hợp Quốc này kể từ lúc ông Trump tuyên bố rút khỏi vào năm ngoái vì phản đối cách WHO phản ứng với COVID-19.
Tuy vậy, Cố vấn an ninh Mỹ cho rằng bảo vệ uy tín của WHO là ưu tiên hàng đầu. "Tái tham gia vào WHO cũng có nghĩa là giữ nó ở các tiêu chuẩn cao nhất. Vào thời điểm quan trọng này, bảo vệ uy tín của WHO là ưu tiên hàng đầu", Sullivan nhấn mạnh.
Những bình luận của quan chức Nhà Trắng được đưa ra sau khi tờ The Wall Street Journal ngày 12.2 tiết lộ các chuyên gia quốc tế do WHO dẫn đầu nói Trung Quốc từ chối cung cấp dữ liệu thô về các trường hợp đầu tiên mắc COVID-19.
Kết thúc 4 tuần điều tra nguồn gốc COVID-19 ở Vũ Hán, nhóm điều tra chung của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung Quốc đã không cung cấp bất kỳ thông tin sâu nào về nguồn gốc của đại dịch. Nhóm chuyên gia quốc tế chỉ cho rằng giả thuyết vi rút SARS-CoV-2 gây ra đại dịch bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán ở Trung Quốc là "cực kỳ khó xảy ra".
"Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng giả thuyết về các sự cố trong phòng thí nghiệm là không chắc chắn để giải thích về việc vi rút lây sang con người", ông Peter Ben Embarek, chuyên gia các bệnh động vật của WHO, cho hay.
Đáng chú ý, ngay sau khi Mỹ tuyên bố muốn xem xét dữ liệu của nhóm chuyên gia quốc tế thì Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 12.2 khẳng định nhóm đã tiến hành "một cuộc điều tra khoa học quan trọng trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn". Ông cũng cho rằng giả thuyết về vi rút SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Viện vi rút học Vũ Hán ở thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) vẫn chưa bị bác bỏ và WHO vẫn đang điều tra.
"Một số người đã đặt câu hỏi rằng một số giả thuyết về nguồn gốc COVID-19 đã bị loại bỏ. Sau khi nói chuyện với một số thành viên trong nhóm, tôi muốn xác nhận rằng mọi giả thuyết vẫn được xem xét. Chúng cần được phân tích và nghiên cứu thêm", ông Tedros nói.
Trước thềm chuyến đi của đội ngũ chuyên gia WHO tới Trung Quốc để điều tra nguồn gốc COVID-19, Bắc Kinh đã nhiều lần tìm cách định hình câu chuyện về thời điểm và địa điểm bắt đầu bùng phát đại dịch, khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy COVID-19 xuất hiện ở nhiều khu vực khác.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 4.2 nói rằng "không ít manh mối, báo cáo và nghiên cứu" chỉ ra COVID-19 đã xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới vào năm 2019 và WHO cũng nên tới nước khác điều tra nguồn gốc.
"Trung Quốc sẽ luôn cởi mở, minh bạch, có trách nhiệm và tiếp tục duy trì hợp tác với WHO. WHO nên có các chuyến khảo sát tương tự tới những quốc gia cùng khu vực khác dựa theo sự thật và trách nhiệm. Đã có không ít manh mối, báo cáo và nghiên cứu chứng tỏ rằng vi rút SARS-CoV-2 và dịch COVID-19 xuất hiện sớm tại nhiều nơi trên thế giới vào nửa cuối năm 2019", ông Uông khẳng định.
Theo thống kê của trang Worldometers, tính tới thời điểm hiện tại thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 108 triệu ca mắc COVID-19 với hơn 2,3 triệu người tử vong. Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với gần 500 nghìn ca tử vong trong tổng số hơn 28 triệu ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với hơn 155 nghìn ca tử vong trong số hơn 10 triệu ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với hơn 230 nghìn ca tử vong trong số gần 10 triệu bệnh nhân.
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.
Ngày 23.11, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ TP.HCM tổ chức vòng thi bán kết và chung kết cuộc thi Công nghệ chế biến sau thu hoạch - năm 2024, tại Trường Đại học Công Thương TP.HCM.
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.