Seagate cho biết trong hồ sơ hôm 26.10 rằng chính phủ Mỹ cảnh báo họ có thể đã vi phạm luật kiểm soát xuất khẩu khi cung cấp ổ đĩa cứng cho một khách hàng thuộc danh sách đen thương mại.

Mỹ cáo buộc Seagate phá vỡ quy tắc xuất khẩu để bán ổ cứng cho Huawei

Sơn Vân | 26/10/2022, 23:32

Seagate cho biết trong hồ sơ hôm 26.10 rằng chính phủ Mỹ cảnh báo họ có thể đã vi phạm luật kiểm soát xuất khẩu khi cung cấp ổ đĩa cứng cho một khách hàng thuộc danh sách đen thương mại.

Nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters rằng khách hàng này là công ty Huawei (Trung Quốc). Huawei nằm trong danh sách thực thể của Bộ Thương mại Mỹ và bị cấm mua hàng xuất khẩu của Mỹ cùng một số mặt hàng do nước ngoài sản xuất mà không có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ.

Seagate đã được cảnh báo trong "bức thư đề xuất tính phí" nhận từ Bộ Thương mại Mỹ vào ngày 29.8, theo hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) hôm 26.10. Thế nhưng, quan điểm của Seagate là ổ đĩa cứng không phải tuân theo các quy định xuất khẩu của Mỹ và công ty không vi phạm hành vi bị cấm như Bộ Thương mại Mỹ cáo buộc.

Bộ Thương mại Mỹ không trả lời ngay lập tức khi được đề nghị bình luận về chuyện này.

Có trụ sở tại Dublin (thủ đô Ireland) cùng văn phòng điều hành ở bang California (Mỹ), Seagate cho biết đang hợp tác với Bộ Thương mại Mỹ và cố gắng giải quyết vấn đề. Các sản phẩm đã được Seagate cung cấp cho Huawei và các chi nhánh trong khoảng thời gian từ tháng 8.2020 đến tháng 9.2021.

Nguồn tin cho biết công ty đã tạm dừng gửi các lô hàng của mình cho Huawei một năm trước.

my-cao-buoc-seagate-pha-vo-quy-tac-xuat-khau-ban-o-cung-cho-huawei.jpg
Seagate cho biết bị chính phủ Mỹ cảnh báo rằng có thể đã vi phạm luật kiểm soát xuất khẩu khi cung cấp ổ đĩa cứng cho Huawei

Seagate nói thời điểm của bất kỳ phán quyết cuối cùng nào là không rõ ràng cũng như các điều khoản. Seagate cũng không thể ước tính phạm vi tổn thất hoặc số tiền bị phạt, dù cho biết có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh.

Công ty có thể phải đối mặt với hình phạt dân sự lên đến 300.000 USD cho mỗi vi phạm hoặc gấp đôi giá trị của giao dịch, tùy theo cái nào lớn hơn, với các khoản phí hành chính.

Công ty hy vọng sẽ đưa ra trường hợp của mình trong một cuộc họp sắp tới với Bộ Thương mại Mỹ. Seagate đã gửi phản hồi ban đầu cho bức thư vào cuối tháng 9 và cung cấp thêm thông tin trong tuần này.

Vấn đề là quy định của Mỹ điều chỉnh cách một số mặt hàng do nước ngoài sản xuất dành cho Huawei phải tuân theo các quy định xuất khẩu của Mỹ.

Quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài, được sửa đổi vào tháng 8.2020, hạn chế các công ty vận chuyển các mặt hàng được sản xuất bên ngoài Mỹ cho Huawei nếu chúng là sản phẩm trực tiếp dùng một số công nghệ hoặc phần mềm nhất định của Mỹ, hoặc được sản xuất bởi thiết bị thiết yếu của Mỹ. Những chuyến hàng như vậy chỉ có thể được thực hiện khi có giấy phép của chính phủ Mỹ.

Quy tắc này được đưa ra nhằm cắt giảm nguồn cung cấp chất bán dẫn toàn cầu cho Huawei, công ty bị đưa vào danh sách thực thể vào năm 2019 vì các hoạt động trái với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.

Seagate đưa ra quan điểm rằng ổ cứng sản xuất ở nước ngoài của họ không bị hạn chế bởi chúng không phải là sản phẩm trực tiếp từ bất kỳ công nghệ bán dẫn hoặc phần mềm nào của Mỹ, cũng như của bất kỳ thiết bị nào mà bản thân nó là sản phẩm trực tiếp của bất kỳ công nghệ bán dẫn hoặc phần mềm nào của Mỹ.

Tuy nhiên, nguồn tin cho biết các khoản phí đề xuất của Bộ Thương mại Mỹ dựa trên cách giải thích rằng các mặt hàng sản xuất ở nước ngoài phải tuân theo quy tắc nếu thiết bị là sản phẩm trực tiếp của công nghệ bán dẫn hoặc phần mềm Mỹ được sử dụng để sản xuất bất kỳ thành phần nào của mặt hàng cuối cùng, không liên quan vấn đề khoảng cách trong quá trình sản xuất.

Phía Seagate cho biết ổ đĩa cứng được sản xuất tại Trung Quốc, Thái Lan và cũng không có đủ nội dung của Mỹ để khiến chúng phải tuân theo các quy tắc xuất khẩu của Mỹ.

Công ty không xin giấy phép của Mỹ cho ổ đĩa cứng, nhưng đã xin giấy phép cho các mặt hàng khác khi xác định rằng chúng là bắt buộc.

Đảng Cộng hòa trong Ủy ban Thương mại Thượng viện đưa ra một báo cáo vào tháng 10.2021 cho thấy Seagate có khả năng đã vận chuyển các sản phẩm bị hạn chế cho Huawei trong khoảng thời gian một năm, mang lại lợi thế cạnh tranh so với Toshiba và Western Digital - hai nhà cung cấp ổ đĩa cứng khác.

Huawei không trả lời ngay lập tức khi được đề nghị bình luận về vấn đề trên.

Hôm 24.10, Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc tội hai người đàn ông mà họ cho là nhân viên tình báo Trung Quốc cố gắng cản trở cuộc điều tra hình sự nhắm vào công ty viễn thông toàn cầu có trụ sở tại Trung Quốc.

Công ty không được xác định trong các tài liệu buộc tội, nhưng bị hãng tin Bloomberg và Reuters chỉ đích danh là Huawei.

Trong bản cáo trạng của mình, Bộ Tư pháp Mỹ xác định hai người đàn ông tên Guochun He và Zheng Wang là sĩ quan tình báo của Trung Quốc.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ - Merrick Garland nói trong thông báo về vụ việc: “Đây là một nỗ lực nghiêm trọng của các sĩ quan tình báo Trung Quốc nhằm che chắn cho một công ty có trụ sở tại Trung Quốc không chịu trách nhiệm giải trình và làm suy yếu tính toàn vẹn của hệ thống tư pháp của chúng tôi”.

Đơn kiện cáo buộc rằng vào năm 2019, Guochun He và Zheng Wang đã hối lộ một nhân viên tại cơ quan thực thi pháp luật Mỹ 61.000 USD để đánh cắp thông tin bí mật về việc truy tố hình sự của công ty. Theo Merrick Garland, nhân viên này là điệp viên hai mang làm việc cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).

Merrick Garland nói rằng hai người đàn ông đã tìm kiếm bản ghi nhớ chiến lược truy tố, bằng chứng xét xử, thông tin nhân chứng và thông tin về các cáo buộc mới có khả năng chống lại công ty, nhưng bất kỳ thông tin nào cung cấp cho họ đều sai sự thật.

Bài liên quan
Vì sao bản ghi nhớ bị rò rỉ của nhà sáng lập Huawei gây rúng động internet?
Một bản ghi nhớ nội bộ bị rò rỉ của ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei Technologies Co, lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, khi ông chỉ ra triển vọng ảm đạm về nền kinh tế toàn cầu gây ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh và công nghệ nước này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ cáo buộc Seagate phá vỡ quy tắc xuất khẩu để bán ổ cứng cho Huawei