Mỹ và Ấn Độ ngày 6.9 ký một thỏa thuận về thông tin liên lạc quân sự được đánh giá là bước đột phá, mở đường cho Washington bán thiết bị quân sự mang tính nhạy cảm cho cường quốc Nam Á.

Mỹ - Ấn đạt thỏa thuận an ninh và tương thích thiết bị kỹ thuật quân sự

Cẩm Bình | 07/09/2018, 15:06

Mỹ và Ấn Độ ngày 6.9 ký một thỏa thuận về thông tin liên lạc quân sự được đánh giá là bước đột phá, mở đường cho Washington bán thiết bị quân sự mang tính nhạy cảm cho cường quốc Nam Á.

Văn kiện mang tên Thỏa thuận An ninh và Tương thích liên lạc (COMSACA) vừa được ký kết sau khi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cùng Ngoại trưởng Mike Pompeo của Mỹ hội đàm với hai người đồng cấp bên phía Ấn Độ là Bộ trưởng Quốc phòng Nirmala Sitharaman và Ngoại trưởng Sushma Swaraj.

COMSACA đã bị trì hoãn trong thời gian dài, do giới chức New Delhi lo ngại quân đội Mỹ xâm nhập hệ thống an ninh. Một lý do khác là trang thiết bị của quốc gia Nam Á phần lớn có xuất xứ từ Nga, khó tương thích với công nghệ Mỹ.

Ngoại trưởng Pompeo đánh giá thỏa thuận vừa ký là một bước tiến lớn, cho phép Mỹchuyển giao trang thiết bị công nghệ cao, ví dụ như máy bay không người lái (UAV) giám sát mang được vũ khí, thứ mà Ấn Độ từ lâu đã muốn sở hữu.

Ngoài COMSACA, hai nước còn đồng ý mở một đường dây nóng giữa Ngoại trưởng cũng như tổ chức nhiều cuộc tập trận, có sự tham gia của lục quân, không quân, hải quân, ngoài khơi bờ biển Ấn Độ vào năm sau.

Joseph Felter, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Đông Nam Á, cho biết nước này chỉ ký mới những thỏa thuận tương tự với chưa tới 30 quốc gia khác.

“Thỏa thuận tạo điều kiện cho hệ thống trang thiết bị quân sự hai nước tương thích với nhau. Điều đáng kể hơn là nó đem đến một loạt công nghệ quốc phòng cho Ấn Độ”, theo Phó trợ lý Felter.

Không những vậy, giới chuyên gia đánh giá động thái ký COMSACA cho thấy Mỹcó khả năng không trừng phạt khi Ấn Độđang tìm cách mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga. Phó trợ lý Felter cho biết vấn đề S-400 không được bàn đến trong cuộc gặp mới đây giữa các Bộ trưởng.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Châu Âu có thể mua vũ khí Mỹ để viện trợ Ukraine
Trang The New Voice của Ukraine đưa tin khi báo giới đặt câu hỏi về khả năng cho phép châu Âu mua vũ khí Mỹ để viện trợ Ukraine, Tổng thống Donald Trump trả lời rằng ông đồng ý.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Nghiên cứu khoa học cần có chính sách đột phá
2 giờ trước Theo dòng thời sự
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng việc triển khai những hướng đi mới trong nghiên cứu khoa học cần có một chính sách mang tính đột phá, vì hoạt động của các nhà khoa học Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ - Ấn đạt thỏa thuận an ninh và tương thích thiết bị kỹ thuật quân sự