Ước tính tổng thiệt hại do mưa lớn gây ra tại các địa phương khoảng trên 2 tỉ đồng.

Mưa lớn gây thiệt hại cho nhiều địa phương

P.V | 22/05/2022, 13:14

Ước tính tổng thiệt hại do mưa lớn gây ra tại các địa phương khoảng trên 2 tỉ đồng.

Theo thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, trong khoảng thời gian từ 18 đến 22.5, mưa lớn đã gây nhiều thiệt hại cho một số tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Bình Thuận, Lâm Đồng và TP.HCM.

Tại Lai Châu, nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh tiếp tục xuất hiện các điểm sạt lở ta luy dương, đá rơi, gây ách tắc giao thông cục bộ.

Tại huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, mưa lớn đã làm 200 ha lúa mới gieo sạ bị ngập, trôi 100ha giống đang sạ, sạt lở 100m đường giao thông nội đồng, sập 1 cống, sạt lở 100m bờ bao, 32m bờ rào.

Tại TP.HCM, mưa lớn xảy ra chiều 21.5 trên địa bàn quận Gò Vấp, TP.HCM đã làm 4 tuyến đường bị ngập sâu khoảng 0,3 m khiến nhiều phương tiện giao thông bị chết máy.

rain.png
Mưa lớn tại TP.HCM - Ảnh: Thanh Niên

Một số tỉnh như Điện Biên, Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau mưa lớn làm hư hỏng 10 ngôi nhà, 1.059 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; 36 m đường giao thông bị sạt lở với tổng khối lượng khoảng 7.550 m3; 1 cầu bị hư hỏng.

Theo uớc tính, tổng thiệt hại do mưa lớn gây ra tại các địa phương khoảng trên 2 tỉ đồng.

Nhằm tiếp tục chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết phức tạp trong thời gian tới, đồng thời tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tổ chức thực hiện theo Công văn số 272/VPTT ngày 20/5 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai; trong đó tập trung theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo; chủ động sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.
Các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo dõi sát tình hình dòng chảy thượng nguồn sông Mekong để chủ động ứng phó và điều chỉnh sản xuất phù hợp.
Hồ thủy lợi Dầu Tiếng theo dõi sát tình hình dòng chảy đến hồ, thường xuyên thông tin cảnh báo khi xả nước, tránh tăng đột ngột ảnh hưởng khu vực hạ du.
Các địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Bài liên quan
Miền Trung tiếp tục mưa lớn
Dự báo thời tiết ngày 22.11, các tỉnh thành miền Trung tiếp tục có mưa lớn, khả năng gây lũ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mưa lớn gây thiệt hại cho nhiều địa phương