Ttong báo cáo với Quốc hội về tình hình, sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Chính phủ cho biết 19 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế trên 24.000 tỉ đồng, riêng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) lỗ 20.687 tỉ đồng. Theo báo cáo Quốc hội về tình hình, sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Chính phủ cho biết, 19 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế trên 24 nghìn tỷ đồng, riêng Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) là 20.687 tỷ

Một số tập đoàn nhà nước lỗ nặng, khó đòi khoản nợ nghìn tỉ

Một Thế Giới | 23/11/2015, 12:13

Ttong báo cáo với Quốc hội về tình hình, sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Chính phủ cho biết 19 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế trên 24.000 tỉ đồng, riêng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) lỗ 20.687 tỉ đồng. Theo báo cáo Quốc hội về tình hình, sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Chính phủ cho biết, 19 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế trên 24 nghìn tỷ đồng, riêng Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) là 20.687 tỷ

Theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn này cũng cho hay số nợ khó đòi của Tập đoàn Dầu khí quốc gia là 3.113 tỉ đồng, Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN: 1.807 tỉ đồng; Tập đoàn Viễn thông quân đội: 616 tỉ đồng; Tổng công ty Công nghiệp xi măng VN: 613 tỉ đồng; Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN: 608 tỉ đồng; Tổng công ty Lương thực Miền Nam: 544 tỉ đồng; Tổng công ty Lương thực Miền Bắc: 504 tỉ đồng; Tổng công ty Hàng không VN: 391 tỉ đồng;  Tổng công ty Viễn thông Mobifone: 344 tỉ đồng; Tổng công ty Cảng HKVN: 299 tỉ đồng; Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp: 260 tỉ đồng…

Cũng theo báo cáo, các doanh nghiệp khối này có tổng vốn chủ sở hữu là 1.112.445 tỉ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2013. 

Cụ thể, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đạt 381.359 tỉ đồng, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam là 80.205 tỉ đồng, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đạt 70.611 tỉ đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam 209.241 tỉ đồng, Tập đoàn Viễn thông quân đội đạt 193.003 tỉ đồng, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đạt 68.495 tỉ đồng, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đạt 41.234 tỉ đồng và Tổng công ty Viễn thông Mobifone đạt 36.258 tỉ đồng. 
Báo cáo củng cho hay doanh thu của các tập đoàn tăng trưởng 2% nhưng lợi nhuận trước thuế của các tập đoàn, tổng công ty lại giảm 2%, là 175.569 tỉ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 là 16%, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản năm 2014 là 6,3%. 

Ngoài ra, theo công bố của Chính phủ, có 19 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế là 24.451 tỉ đồng và 10 công ty mẹ còn lỗ lũy kế là 2.891 tỉ đồng.

Báo cáo cũng nêu rõ danh sách lỗ phát sinh có tên những công ty như Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực Miền Nam là 873 tỉ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công nghiệp: 31 tỉ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty 15 (Bộ Quốc phòng): 181 tỉ đồng; Công ty mẹ - Công ty TNHH một thành viên Haprosimex  (Hà Nội): 283 tỉ đồng.
Tổng công ty Lương thực Miền Nam lỗ lũy kế 1.125 tỉ đồng; Tổng công ty 15 (Bộ Quốc phòng): 569 tỉ đồng; Công ty TNHH một thành viên Haprosimex (Hà Nội): 500 tỉ đồng; Tổng công ty Sông Đà: 413 tỉ đồng...
Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một số tập đoàn nhà nước lỗ nặng, khó đòi khoản nợ nghìn tỉ