Một phụ nữ 36 tuổi nhiễm virus HIV đã mắc COVID-19 trong suốt 216 ngày liền. Trong thời gian này, virus SARS-CoV-2 đã biến đổi trong cơ thể bệnh nhân tới 32 lần.

Một phụ nữ Nam Phi nhiễm HIV, mắc COVID-19 suốt 216 ngày, virus biến đổi 32 lần

TTXVN | 05/06/2021, 08:25

Một phụ nữ 36 tuổi nhiễm virus HIV đã mắc COVID-19 trong suốt 216 ngày liền. Trong thời gian này, virus SARS-CoV-2 đã biến đổi trong cơ thể bệnh nhân tới 32 lần.

Theo tờ Business Insider, ca bệnh trên được đưa ra trong nghiên cứu đăng trên tờ medRxiv ngày 3.6. Bệnh nhân này là người Nam Phi.

Trong quá trình lây lan trong cơ thể bệnh nhân, SARS-CoV-2 đã có 13 đột biến với protein gai – bộ phận giúp virus tránh phản ứng miễn dịch. Ngoài ra, SARS-CoV-2 cũng có 19 đột biến có thể thay đổi hành vi của virus. Tổng cộng, SARS-CoV-2 đã biến đổi tới 32 lần trong cơ thể bệnh nhân này.

Hiện chưa rõ các đột  biến mà virus gây ra trong bệnh nhân đã lây lan cho người khác hay chưa.

Một số đột biến của virus trong bệnh nhân nói trên đã xuất hiện ở những biến thể đáng lo ngại.

Ví dụ: đột biến E484K là một phần của biến thể Alpha (B117, nguồn gốc ở Anh); đột biến N510Y là một phần của biến thể Beta (B1351, nguồn gốc ở Nam Phi).

Theo ông Tulio de Oliveira, nhà nghiên cứu gien tại Đại học KwaZulu-Natal ở Durban và là tác giả nghiên cứu trên, nếu có thêm ca bệnh tương tự thì có khả năng tình trạng nhiễm HIV có thể là nguyên nhân xuất hiện biến thể mới vì bệnh nhân HIV có thể mang virus trong người lâu hơn. 

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Juan Ambrosini, Phó giáo sư bệnh truyền nhiễm tại Đại học Barcelona, ca bệnh ở Nam Phi nói trên có thể là ngoại lệ, chứ không hẳn ai nhiễm HIV cũng trải qua diễn biến COVID-19 như vậy, vì nhiễm bệnh kéo dài thường xảy ra ở cơ thể có hệ miễn dịch bị tổn hại nghiêm trọng. Người phụ nữ 36 tuổi này sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

Kết quả nghiên cứu trên có thể quan trọng trong kiểm soát COVID-19 vì các bệnh nhân kiểu này có thể là nguồn lây lan và biến đổi virus liên tục.

Ông de Oliverira cho biết ca bệnh này có thể không gây chú ý vì khi bệnh nhân được điều trị trong viện, người này chỉ có triệu chứng COVID-19 nhẹ, cho dù vẫn có virus trong người.

Các nhà khoa học phát hiện ra trường hợp này vì bệnh nhân đăng ký tham gia một nghiên cứu trên 300 người nhiễm HIV để tìm hiểu xem phản ứng miễn dịch của đối tượng này với COVID-19 ra sao.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra 4 người nhiễm HIV mang trong người virus SARS-CoV-2 trên 1 tháng.

Trước đây, chỉ có một người nhiễm HIV mắc COVID-19 trong thời gian kéo dài được đưa vào nghiên cứu.

Một số bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch vì lý do khác cũng mắc COVID-19 trong thời gian dài. Ví dụ, có những người ghép thận đã xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trong gần 1 năm.

Kết quả nghiên cứu trên có thể đặc biệt quan trọng với châu Phi, nơi có 26 triệu người nhiễm HIV năm 2020. 

Ngày 4.6, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo số ca mắc COVID-19 tăng mạnh có thể gây ra làn sóng COVID-19 thứ ba ở châu Phi.

Tính tới sáng 5.6, châu Phi có xấp xỉ 5 triệu ca mắc COVID-19, trong đó trên 56.800 ca tử vong.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một phụ nữ Nam Phi nhiễm HIV, mắc COVID-19 suốt 216 ngày, virus biến đổi 32 lần