Những người làm trong ngành y tế, đặc biệt là những y bác sĩ trực tiếp chăm sóc bệnh nhân luôn phải đối mặt với nguy cơ mắc hàng loạt bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, có những bệnh tưởng chừng không liên quan gì đến nghề nghiệp nhưng thực tế đang là mối nguy cơ gây ra cho những y bác sĩ.

Môi trường ngành y khiến nhân viên y tế mắc các bệnh không ngờ

Hồ Quang | 28/02/2017, 05:13

Những người làm trong ngành y tế, đặc biệt là những y bác sĩ trực tiếp chăm sóc bệnh nhân luôn phải đối mặt với nguy cơ mắc hàng loạt bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, có những bệnh tưởng chừng không liên quan gì đến nghề nghiệp nhưng thực tế đang là mối nguy cơ gây ra cho những y bác sĩ.

Viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày

Mới nghe qua, không ít người nghĩ, bệnh này làm gì có liên quan đến nghề nghiệp của y bác sĩ nhưng thực tế công việc của những y bác sĩ đang làm chính là tác nhân lớn gây ra căn bệnh này.

Hơn 10 năm đồng hành trong môi trường cấp cứu, bác sĩ Nguyễn Viết Hậu – Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM) chia sẻ, có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy bệnh viêm dạ dày mà chúng ta có thể phòng ngừa được như giảm căng thẳng, lo âu, ngủ sớm, hạn chế các chất kích thích (cà phê, trà…), ăn uống đúng giờ,… Do tính chất công việc, nhân viên cấp cứu thường xuyên ăn uống không đúng giờ, ăn chiều cho cữ trưa, ăn tối cho cữ chiều là việc thường ngày, thậm chí còn nhịn đói cả ca trực là điều không hiếm. Thức khuya và những căng thẳng khi làm việc tại môi trường cấp cứu bận bịu làm không ít các bạn trẻ bị stress, đó cũng là yếu tố không nhỏ làm bệnh dạ dày thường xuyên tái phát và không thể dứt hẳn.

Có những y bác sĩ trẻ mới vào nghề chưa quen với việc thức thâu đêm đôi khi phải uống càphê lúc 3-4 giờ sáng để có sự tỉnh táo cần thiết cho công việc đầy căng thẳng này. Việc đó không tốt cho sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng.

Thực tế đã có những nhân viên y tế trong catrực bị đau bụng do viêm dạ dày, phải ngưng làm việc, được đồng nghiệp tiêm thuốc, nghỉ ngơi một thời gian ngắn rồi tiếp tục công việc cùng đồng nghiệp mình.

Bên cạnh đó, theo bác sĩ Hoàng Danh Tấn – Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM) khi các y bác sĩ “tham công tiếc việc”, ăn trễ giờ, nồng độ axit rất cao sẽ tác động trực tiếp đến niêm mạc dạ dày tá tràng gây viêm loét. Ngoài ra, một thói quen không thể không nhắc đến là “ăn vội ăn vàng”. Do đặc thù công việc nên các bác sĩ, điều dưỡng – những người hay làm việc bất kể giờ giấc, phải làm hết việc nên thường không có nhịp sống phù hợp với nhịp sinh học. Song song đó, căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Viêm mũi xoang mạn

Vùng mũi xoang được hoạt động bình thường khi hoạt động đúng sinh lý, dịch trong xoang phải được tiết ra thường xuyên, liên tục, dẫn lưu từ trong lòng xoang ra đến lỗ thông xuống mũi, xuống vòm họng và được nuốt xuốngtrong dạ dày. Bất cứ nguyên nhân nào làm cho sự di chuyển dòng dịch này bị ứ trệ lại, vi khuẩn có điều kiện phát triển và gây tình trạng viêm mũi xoang, nếu không được điều trị phù hợp sẽ tiến triển thành viêm mũi xoang mạn.

Theo các chuyên gia về tai mũi họng, những người làm trong môi trường y tế được xem là yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm xoang tiến triển. Đặc biệt là các bác sĩ, nhân viên y tế – đối tượng thường xuyên khám và điều trị cho người bệnh bị viêm đường hô hấp trên, khi phản ứng viêm xảy ra, các niêm mạc sưng lên, các lỗ thông bị hẹp lại, dịch ứ đọng, gây phản ứng viêm.

Suy giãn tĩnh mạch

Theo bác sĩ Lê Quang Đình – Khoa Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM) nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chưa được xác định chính xác, rõ ràng. Song có một vài nguyên nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh về tĩnh mạch như do tuổi tác, nghề nghiệp, di truyền hoặc mang thai. Bác sĩ ngoại khoa hoặc các điều dưỡng trong phòng mổ là một trong các nhóm nghề nghiệp có nguy cơ cao, và một khi đã bệnh thì dễ dẫn đến diễn tiến nặng.

Nhiễm vi khuẩn lao

PGS TS BS. Lê Tiến Dũng, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm cho biết, với đặc điểm của nghề y, thường các bác sĩ, điều dưỡng phải thường xuyên thức đêm, làm việc không có giờ giấc cố định,tiếp xúc gần với người bệnh lây nhiễm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên y tế - đối tượng đặc biệt có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao dễ bị lây nhiễm bệnh, trong đó có bệnh lao phổi.

Nhân viên y tế dễ bị nhiễm với vi khuẩn lao – loại vi khuẩn có thể sống rất lâu ở môi trường ngoài cơ thể, do chúng có thể tồn tại rất lâu ở các nơi như phòng bệnh, nhà vệ sinh, nơi công cộng, xe buýt…..và lây bệnh.

Vi khuẩn lao cũng tồn tại trong không khí, nên dễ lây khi hít phải các giọt bắn của người bệnh lao hắthơi, ho, thở ra. Ngoài ra, nhân viên y tế còn có thể bị lây nhiễm cúm, thủy đậu, viêm phổi...; lây do tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người bệnh trong quá trình phẫu thuật, chăm sóc người bệnh, lấy máu xét nghiệm, làm thủ thuật như viêm gan siêu vi B,C, HIV – AIDS…

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Môi trường ngành y khiến nhân viên y tế mắc các bệnh không ngờ