Một nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa "Frontiers in Immunology" chỉ ra môi trường không trọng lực ngoài vũ trụ làm giảm hoạt động của các gien trong bạch cầu đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch.

Môi trường không trọng lực ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch

Cẩm Bình | 23/06/2023, 10:04

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa "Frontiers in Immunology" chỉ ra môi trường không trọng lực ngoài vũ trụ làm giảm hoạt động của các gien trong bạch cầu đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch.

space.jpg

Ngày 22.6, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu cho biết 14 phi hành gia (13 nam và 1 nữ) trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) từ 4 tháng rưỡi đến 6 tháng rưỡi đều có biểu hiện gien trong bạch cầu suy giảm nhanh chóng lúc họ trên vũ trụ, sau đó trở lại bình thường không lâu sau khi quay về Trái đất.

Nghiên cứu nói trên góp phần giải thích vì sao phi hành gia dễ bị nhiễm trùng hơn trong các chuyến du hành. Theo nhà sinh học phân tử Odette Laneuville (Đại học Ottawa, Canada), tác giả chính của nghiên cứu: “Miễn dịch yếu hơn làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế khả năng làm việc của phi hành gia".

Bạch cầu được tạo ra trong tủy xương rồi di chuyển qua máu và mô. Khi phát hiện “kẻ xâm lược” như vi rút hay vi khuẩn, chúng sẽ tạo ra protein kháng thể tấn công mầm bệnh. Việc tạo protein kháng thể do một số gien chi phối. Nếu bị nhiễm trùng hoặc tình trạng liên quan đến miễn dịch diễn biến đến mức nghiêm trọng, phi hành gia trên vũ trụ sẽ khó được chăm sóc và tiếp cận thuốc men”.

Qua xét nghiệm bạch cầu phân lập từ máu 14 phi hành gia, các nhà khoa học phát hiện biểu hiện gien của 247 gien trong bạch cầu chỉ bằng 1/3 mức bình thường lúc họ lên vũ trụ. Điều này xảy ra trong vài ngày đầu trên vũ trụ, nhưng sau đó duy trì ở mức ổn định. Trong vòng 1 tháng sau khi quay về Trái đất biểu hiện gien trở lại bình thường.

Chuyên gia y học phục hồi chức năng Guy Trudel (Bệnh viện Ottawa) - đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: “Bạch cầu rất nhạy cảm với môi trường vũ trụ. Chúng đánh đổi chức năng miễn dịch chuyên biệt của mình để đảm nhận vai trò bảo dưỡng hoặc vệ sinh tế bào. Trước nghiên cứu này, chúng tôi đã biết về tình trạng rối loạn chức năng miễn dịch nhưng không hiểu rõ cơ chế. Việc phát hiện của gien trong bạch cầu bị thay đổi là bước tiến quan trọng nhằm giúp hiểu được sự rối loạn điều hòa miễn dịch trên vũ trụ”.

Theo các nhà khoa học, gien trong bạch cầu bị thay đổi có thể do hiện tượng dịch chuyển chất lỏng: máu không có lực hấp dẫn Trái đất nên chảy ngược từ phần dưới lên phần trên cơ thể. Không có khả năng nguyên nhân là do tiếp xúc nhiều với bức xạ mặt trời.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã ghi nhận tình trạng rối loạn chức năng miễn dịch ở phi hành gia, khiến họ nhiễm vi rút epstein-barr gây bệnh bạch cầu đơn nhân, vi rút varicella-zoster gây bệnh zona, vi rút HSV1 gây viêm da. Các nghiên cứu cũng phát hiện phi hành gia trên vũ trụ giải phóng nhiều giọt bắn chứa vi rút từ nước bọt hay nước tiểu hơn, làm tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh sang phi hành gia có hệ miễn dịch yếu.

Ngoài ra, phi hành gia còn bị teo cơ và xương, tim mạch thay đổi, gặp vấn đề với hệ thống giữ thăng bằng ở tai trong, mắt gặp vấn đề, ung thư...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Môi trường không trọng lực ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch