Sở GTVT TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP về kế hoạch đầu tư dự án mở rộng đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn từ nút giao thông An Phú đến đường vành đai 2) từ 4 làn lên 8 làn xe.
Hạ tầng và bất động sản

Mở đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 8 làn xe

Ánh Dương 17:20 21/09/2024

Sở GTVT TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP về kế hoạch đầu tư dự án mở rộng đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn từ nút giao thông An Phú đến đường vành đai 2) từ 4 làn lên 8 làn xe.

Theo kế hoạch do Sở GTVT TP.HCM lập, thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2027. Cụ thể, từ quý 2 đến quý 3/2024, lập, trình thẩm định, phê duyệt đề xuất chủ trương đầu tư. Từ quý 4/2024 đến quý 1/2025 sẽ lập và trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

b051462aebcf32ed2216cfae507ab9-4331-4978-1714719586.jpg
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn qua TP.HCM thường xuyên bị ùn tắc - Ảnh: VNE

Một số công việc khác như phê duyệt thiết kế, lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng sẽ thực hiện từ quý 1 đến quý 3/2025. Trong quý 3/2025 sẽ khởi công dự án; đưa vào khai thác từ quý 4/2026; quyết toán công trình vào quý 2/2027.

Dự án có tổng mức đầu tư 938,9 tỉ đồng, từ nguồn vốn ngân sách TP.HCM. Sở GTVT kiến nghị trong giai đoạn 2024-2025 bố trí 156,5 tỉ đồng; những năm tiếp theo thì năm 2026 bố trí 470 tỉ đồng, năm 2027 bố trí hơn 312 tỉ đồng để thực hiện.

Sở GTVT TP.HCM cho biết, theo số liệu khảo sát tháng 7.2023 tại các hướng lưu thông vào cao tốc TP.HCM - Long Thành, xung quanh nút giao với đường vành đai 2 lưu lượng xe tham gia lưu thông khoảng 71.667 CPU/ngày đêm.

Số lượng xe lưu thông đã vượt quá khả năng đáp ứng của đoạn đường dẫn từ nút giao thông An Phú đến đường vành đai 2 chỉ thiết kế đến năm 2025 đạt khoảng 50.000 CPU/ngày đêm.

Do vậy, việc đầu tư mở rộng đoạn cao tốc từ TP.HCM đến Long Thành bao gồm cả đoạn từ nút giao An Phú đến đường vành đai 2 là rất cần thiết và cấp bách để kết nối tới sân bay quốc tế Long Thành và giải quyết tình trạng ùn tắc hiện nay.

Trước đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đề xuất Chính phủ giao VEC thực hiện đầu tư mở rộng gần 22km cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn từ nút giao vành đai 2 (thuộc TP.Thủ Đức, TP.HCM) đến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Đoạn tuyến cao tốc được đề xuất mở rộng lên với quy mô 8 - 10 làn.

Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây giai đoạn 1 có quy mô 4 làn xe, chiều dài 54km là một phần của đường trục cao tốc Bắc - Nam phía đông. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên được đầu tư xây dựng ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam và được khai thác từ năm 2015.

Theo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), lưu lượng xe cộ lưu thông trên tuyến tăng trung bình hơn 10,4% mỗi năm. Hiện tuyến đường đã trong tình trạng liên tục quá tải, ùn tắc.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho rằng với 4 làn xe, hiện nay cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã quá tải. Do đó, nếu sân bay Long Thành đi vào khai thác, tuyến cao tốc này sẽ không kham nổi, nên đề nghị sớm mở rộng tuyến lên 8 - 10 làn xe.

Bài liên quan
Sau 1 năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu qua Đồng Nai hiện ra sao?
Sau hơn 1 năm thi công, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai vẫn gặp khó khăn do vướng công tác giải phóng mặt bằng và vật liệu đất lắp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mở đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 8 làn xe