Các nhà khoa học Nga đang chế tạo mô đun hạ cánh để nghiên cứu sao Hỏa trong khuôn khổ dự án khoa học chung giữa Nga và châu Âu "ExoMars 2018". Ngoài ra, các chuyên gia Nga cũng chế tạo và cung cấp 14 thiết bị khoa học độc đáo để khám phá hành tinh Đỏ.

Mô đun hạ cánh của Nga trong dự án nghiên cứu sao Hỏa 'ExoMars 2018'

18/08/2014, 14:17

Các nhà khoa học Nga đang chế tạo mô đun hạ cánh để nghiên cứu sao Hỏa trong khuôn khổ dự án khoa học chung giữa Nga và châu Âu "ExoMars 2018". Ngoài ra, các chuyên gia Nga cũng chế tạo và cung cấp 14 thiết bị khoa học độc đáo để khám phá hành tinh Đỏ.

Mô đun hạ cánh Nga với xe tự hành Sao Hỏa 300 kg ESA do Viện Lavochkin phát triển. Khi xe tự hành với mô đun hạ cánh đáp xuống sao Hỏa, nó sẽ bắt đầu thực hiện các công việc theo chương trình nghiên cứu khoa học chung.
Theo Daniel Rodionov, Giám đốc khoa học từ phía Nga của dự án "ExoMars”, mô đun này với mục đích giám sát các quá trình khác nhau của hành tinh Đỏ nên sẽ tại vị và làm việc lâu dài trên sao Hỏa, ít nhất là một năm sao Hỏa, tức là bằng hai năm Trái đất, phù hợp với các nhiệm vụ khoa học được đặt ra trong thời hạn đó.
Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu là giám sát điều kiện khí hậu trên bề mặt sao Hỏa, nhằm lập ra bản đồ khí hậu của hành tinh Đỏ, đặc biệt quan trọng đối với việc sẽ được sử dụng để phát triển các dự án sau này, bao gồm cả chuyến bay có người lên sao Hỏa.
Đây là mô đun cố định, cho phép nghiên cứu kỹ lưỡng bề mặt và không khí tại một điểm nhất định trong thời gian dài, đồng thời nghiên cứu cấu trúc bên trong của sao Hỏa, môi trường động đất và bức xạ của nó.
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học dự kiến ​​sẽ đưa lên hành tinh Đỏ khoảng 50 kg thiết bị khác nhau. Đó là các máy quay địa hình, hệ thống khí tượng để đo nhiệt độ, áp suất, tốc độ gió và độ ẩm. Ngoài ra, còn có các thiết bị để lấy mẫu đất và đo quang phổ khác nhau, đặc biệt còn có máy đo laser và quang phổ kế neutron để nghiên cứu mức độ bức xạ khí quyển.
Nếu châu Âu chịu trách nhiệm về phần quỹ đạo của chuyến bay thì tất cả máy móc nghiên cứu khoa học, gồm 14 thiết bị khác nhau, hoàn toàn sẽ do phía Nga đảm nhiệm. Ông Daniel Rodionov nhấn mạnh rằng, hầu hết các thiết bị không phải chế tạo mới từ đầu mà đã có lịch sử, bởi Nga đã có kế hoạch đầy tham vọng nhằm tạo ra mạng lưới các trạm trên sao Hỏa.
Một phần các thiết bị, các khái niệm và các vấn đề khoa học được xuất phát từ đó để tiếp tục sử dụng. Và, hầu hết các thiết bị đã được thử nghiệm trong thực tế, có lịch sử từ các dự án của Nga "Mars-96", "Phobos-Grunt", chẳng hạn, phổ kế neutron đã làm việc trên các máy tự hành sao Hỏa của Mỹ. Tuy nhiên, cũng có thể có một hoặc hai thiết bị châu Âu tham gia dự án này.

Bảo Anh (theo The Voice of Russia)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mô đun hạ cánh của Nga trong dự án nghiên cứu sao Hỏa 'ExoMars 2018'