Bắt đầu từ bản tin bão khẩn cấp phát lúc 14 giờ 30 ngày 27.7, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương giữ nguyên hướng di chuyển và khu vực đổ bộ đã được xác định trước là Thái Bình - Ninh Bình và cảnh báo khu vực ảnh hưởng trực tiếp từ Nam Quảng Ninh đến Bắc Thanh Hóa. Khu vực Hà Nội cũng được cảnh báo riêng với gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 kèm mưa rất to.
Tối 24.7.2016 trên vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông hình thành một vùng áp thấp, ngày 25.7vùng áp thấp phát triển mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Tại thời điểm này, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và các trung tâm cảnh báo bão quốc tế cùng có nhận định bão số 1 (được đặt tên quốc tế là Mirinae) sẽ di chuyển vượt qua phía bắc đảo Hải Nam và hướng về các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng.
Sau khi phân tích về tính phức tạp của cơn bão, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai do ông Cao Đức Phát, Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về phòng chốngthiên tai chủ trì, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã đưa ra hai phương án về khu vực bão sẽ đổ bộvới xác suất 70% là khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng và 30% là khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Trong đêm 26.7, vào lúc 22 giờ 52, nhận thấy có sự thay đổi của quỹ đạo bão, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã gửi tin nhắn đến các thành viên chủ chốt của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai thông tin về bão số 1 có khả năng đổi hướng đổ bộ vào đất liền Hải Phòng - Nam Định, cường độ cấp 8 - 9 thay vì vào Quảng Ninh như nhận định trước đó.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 1, rạng sáng 28.7, Bắc Bộ mưa rất to, gió giật trên diện rộng.Tại Hà Nội, cơn bão khiến nhiều cây cối ở các tuyến đường bật gốc và đổ xuống, người dân tham gia giao thông di chuyển gặp nhiều khó khăn khi hầu hết các tuyến phố đều trong tình trạng ngập lụt, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Sức tàn phá do cơn bão số 1 gây ra tại Hà Nội
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình, mưa lớn và kéo dài đã khiến 39.300 ha diện tích lúa bị ngập úng, nhiều nhất tại huyện Kiến Xương 10.000 ha, Tiền Hải 9.000 ha, Vũ Thư 7.500 ha.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết bắt đầu từ bản tin bão khẩn cấp phát lúc 14 giờ 30 ngày 27.7, Trung tâm giữ nguyên dự báohướng di chuyển và khu vực đổ bộ đã được xác định trước là Thái Bình - Ninh Bình và cảnh báo khu vực ảnh hưởng trực tiếp từ Nam Quảng Ninh đến Bắc Thanh Hóa. Khu vực gần tâm bão được cảnh báo cấp gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 10-12, sau đó được tăng thêm lên cấp 10-13. Khu vực Hà Nội cũng được cảnh báo riêng với gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 kèm mưa rất to.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, nhìn chungcác dự báo đều cho rằng thời gian bão ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam vào khoảng chiều tối đến đêm 27.7. Thực tế, khoảng 21-22 giờ ngày 27.7, tâm bão số 1 đã đi vào đất liền thuộc địa phận tỉnh Nam Định, sau đó chuyển hướng lên phía tây bắc, hướng về các tỉnh phía tây Bắc Bộ. Đây là cơn bão đầu tiên năm 2016, di chuyển không ổn định, khi vào gần bờ biển Thái Bình – Ninh Bình bão di chuyển chậm, có thời điểm vài ba giờ hầu như không di chuyển nên gây gió mạnh kéo dài gần như suốt đêm 27.7 cho khu vực này.
Ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã có gió mạnh cấp 8-9, vùng ven biển cấp 10, gió giật mạnh cấp 10-13 như Văn Lý (Nam Định), Ba Lạt (Thái Bình); các nơi khác ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10; ở Hà Nội có gió giật mạnh cấp 8, riêng Hà Đông có gió giật mạnh cấp 9.
Thu Anh