Nhóm khoa học quốc tế đã phát triển miếng cấy ghép dưới da Sernova Cell Pouch chứa các tế bào đảo nhỏ tiết ra insulin để thay thế cho tuyến tụy. Sản phẩm mới đã được các nhà khoa học Canada thử nghiệm thành công trên chuột và tiếp tục được kiểm nghiệm trên người ở Mỹ.

Miếng cấy ghép thay thế tuyến tụy cho bệnh nhân tiểu đường

Vũ Trung Hương | 25/07/2018, 16:29

Nhóm khoa học quốc tế đã phát triển miếng cấy ghép dưới da Sernova Cell Pouch chứa các tế bào đảo nhỏ tiết ra insulin để thay thế cho tuyến tụy. Sản phẩm mới đã được các nhà khoa học Canada thử nghiệm thành công trên chuột và tiếp tục được kiểm nghiệm trên người ở Mỹ.

Theo The Daily Mail, việc cấy ghép tế bào đảo nhỏ (the islet cells in the pancreas) hiến tặng để tiết ra insulin từ lâu đã được thực hiện cho các bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, những tế bào này không thể sống lâu trong một cơ thể mới.

Các nhà khoa học đã tìm ra cách để tăng thời gian sống của chúng, biến chúng thành một sự thay thế đầy đủ cho tuyến tụy mà không sợ hệ thống miễn dịch tấn công để thải loại.

Các nhà khoa học đã phát triển một cấy ghép dưới da bằng polymer có tên Sernova Cell Pouch. Miếng cấy ghép này hoàn toàn an toàn cho cơ thể và có độ bền cao. Trên bề mặt polymer có các lỗ qua đó mọc lên các mạch máu nuôi các tế bào cấy ghép. Bản thân các tế bào nằm trong các ống nhỏ xíu trong cùng một lớp polymer. Một lớp phủ đặc biệt cũng được sử dụng, giúp ngăn chặn hệ miễn dịch tấn công miếng cấy ghép.

Quy trình khởi động hệ thống được thực hiện qua 2 bước. Đầu tiên, đế ghép polymer được cấy ghép dưới da bụng khi gây mê toàn thân. Ba tuần sau, các mạch máu đã hình thành và các mô đã phát triển. Sau đó, các bác sĩ tiêm hàng ngàn tế bào đảo nhỏ hiến tặng vào các ống nhỏ xíu của miếng cấy ghép và khi đã có các mạch máu nuôi dưỡng thì các tế bào không chết.

Mô hình tuyến tụy đã được hình thành. Một nghiên cứu của Đại học Alberta ở Canada cho thấy chuột bệnh tiểu đường không còn cần tiêm insulin sau 100 ngày kể từ ngày được trang bị miếng cấy ghép. Việc điều trị cũng đã được chứng minh là an toàn ở người. Các tế bào đảo nhỏ có thể tạo ra insulin và liên kết với hệ tuần hoàn và hiện đang được thử nghiệm ở bệnh nhân bị tiểu đường thể 1.

Được biết, trong nhiều năm, các phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh tiểu đường thể 1 là tiêm insulin thường xuyên nhiều lần trong ngày. Gần 30% bệnh nhân tiểu đường thể 2 cũng cần tiêm insulin để kiểm soát bệnh. Nhưng tiêm insulin bất tiện và không phải là cách chữa trị triệt để.

Trong thử nghiệm mới tại Đại học Chicago, Mỹ, 7 bệnh nhân tiểu đường thể 1 sẽ được ghép Sernova Cell Pouch và sẽ được theo dõi lượng đường trong máu và insulin cũng như bất kỳ tác dụng phụ nào trong một năm.

Tiến sĩ Emily Burns, chuyên gia Anh về bệnh tiểu đường giải thích rằng các nhà khoa học đang tìm cách thay thế các tế bào sản xuất insulin và phát triển các thiết bị cấy ghép là một trong những hướng như vậy.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Miếng cấy ghép thay thế tuyến tụy cho bệnh nhân tiểu đường