Nếu có cuộc thăm dò hoặc điều tra xã hội, điều bức xúc nhất của các bậc phụ huynh là những khoản thu vô lối của các trường công, gấp mấy lần học phí. Khoản học thêm có khi gấp mấy chục lần. Có cách gì minh bạch học phí đúng nghĩa và không phải học thêm đủ thứ như hiện nay?

Miễn học phí THCS sẽ tốt hơn nếu...

20/09/2018, 12:46

Nếu có cuộc thăm dò hoặc điều tra xã hội, điều bức xúc nhất của các bậc phụ huynh là những khoản thu vô lối của các trường công, gấp mấy lần học phí. Khoản học thêm có khi gấp mấy chục lần. Có cách gì minh bạch học phí đúng nghĩa và không phải học thêm đủ thứ như hiện nay?

Trong dự thảo Luật Giáo dục 2017 đang lấy ý kiến người dân, bậc Trung học Cơ sở (THCS) sẽ được miễn học phí. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương. Thành phố Hồ Chí Minh đang tính sẽ miễn học phí cho bậc THCS. Đó là việc làm cụ thể, thể hiện sự quan tâm của nhà nước với sự nghiệp giáo dục. Hầu như mọi người đều đồng tình, ủng hộ.

Có lẽ, không ai phản đối nhưng không ít người băn khoăn. Theo quy định hiện nay, mức học phí của THCS là 100.000 đồng mỗi em thuộc nhóm 1 và 85.000 đồng cho nhóm 2. Tiếng Việt vốn phong phú và trong sáng nhưng lâu nay bị lạm dụng và làm cho ngày càng rối rắm. Đã gọi là trường công sao lại có học phí? Học phí gì mà chưa đủ trả lương căn bản cho giáo viên? Mỗi lớp bình quân 40 học sinh thì học phí thu được là khoảng 3.800.000 đồng mỗi tháng. Nếu là học phí phải tính đủ như các trường dân lập. Thật ra phải gọi là tư thục mới chính xác. Chẳng nước nào có thuật ngữ trường dân lập cả.

Học phí mỗi giờ học đàn piano ở nhạc viện thành phố là 400.000 đồng cho mỗi học viên, đa phần là thiếu nhi. Làm sao 85.000 đồng một tháng lại gọi là học phí? Có người bảo học phí bèo như thế thì nên miễn để lấy tiếng. Miễn học phí bậc THCS toàn thành phố mỗi năm phải chi thêm 351 tỉ. Số tiền vừa lớn vừa nhỏ. Số tiền thất thoát chỉ riêng vụ án Phạm Công Danh là 9.000 tỉ, đủ miễn học phí THCS cho thành phố gần 26 năm.

Nếu có cuộc thăm dò hoặc điều tra xã hội, điều bức xúc nhất của các bậc phụ huynh là những khoản thu vô lối của các trường công, gấp mấy lần học phí. Khoản học thêm có khi gấp mấy chục lần. Có cách gì minh bạch học phí đúng nghĩa và không phải học thêm đủ thứ như hiện nay? Đó mới là mong muốn lớn nhất. Nhiều trường ở trung tâm thành phố, phụ huynh đi ô tô đưa đón con, cho con tiền xài mỗi ngày hơn cả học phí mỗi tháng. Số phụ huynh này có cần miễn học phí không? Ít nhất là ở nội thành, khoảng 2/3 phụ huynh có thể đóng học phí 100.000 đồng mỗi tháng cho con.

Đất nước đang nghèo, tiền ít mà cứ hay sĩ diện. Sao không làm như các trường học trước 1975 ở Sài Gòn. Công ra công, tư ra tư. Học sinh không phải đóng đủ thứ phí. Thầy cô cũng không phải tìm mọi cách để dạy thêm như nguồn thu nhập chính. Nghèo thì cố học giỏi để lấy học bổng của nhà nước, chứ không phải đủ thứ học bổng thập cẩm như hiện nay. Riêng tiền tiết kiệm từ việc dùng lại sách giáo khoa cũ của năm trước, thậm chí mấy năm trước, như trước 1975, thay vì phải mua mới như hiện nay cũng đủ tiền đóng học phí.

Miễn học phí THCS là rất tốt. Nhưng sẽ tốt hơn nếu đời sống thầy cô giáo được cải thiện. Đồng lương chính (chứ không phải dạy thêm đủ kiểu), có thể giúp thầy cô toàn tâm toàn ý với nghề giáo. Có người cực đoan đề nghị ngành sư phạm tuyển toàn tăng ni Phật giáo thì mới sống với tiền lương như hiện nay được. Thay vì miễn học phí cho THCS thì nên dùng số tiền này chăm sóc cho con cái của công nhân. Làm sao con của công nhân được gởi nhà trẻ, mẫu giáo công lập chứ không phải là các nhóm trẻ tự phát với vô số hiểm họa rập rình.

Trong điều kiện hiện nay, khó mà đỏi hỏi sự đột phá về lương thì hãy xếp lương và phụ cấp của nghề giáo ngang bằng với công an và quân đội. Giáo sinh Sư phạm cũng sẽ được nhận phụ cấp thay vì chỉ miễn học phí. Nhà nước cứ ra rả, giáo dục là quốc sách, là máy cái đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, phải ưu tiên đủ thứ nhưng toàn lý thuyết suông, nên “Chuột chạy cùng sào, mới vào Sư phạm”. Trò dốt làm thầy, dạy ra học trò càng dốt. Chỉ vài vòng đời là vận nước suy vong. Từ cán bộ lãnh đạo các cấp, bác sĩ, kỹ sư, thẩm phán, sĩ quan cho đến bất cứ ngành nghề gì, đều được đào tạo từ giáo dục.

Trước cổng trường đại học Nam Phi, lời Nelson Madela (1918 – 2013) được viết rất trang trọng, vừa nhắc nhở, vừa cảnh báo các thế hệ mai sau:

“Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi”.

“Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia”.

Nghĩ đến giáo dục nước nhà, thật là lo ngại

Nguyễn Văn Mỹ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Miễn học phí THCS sẽ tốt hơn nếu...