Mùa đông, việc ra khỏi giường mỗi sáng có thể trở thành "cơn ác mộng" với nhiều người. Làm thế nào để bạn thoát được sự cám dỗ của nệm ấm và chăn êm?

Mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

La Hường | 24/12/2018, 11:54

Mùa đông, việc ra khỏi giường mỗi sáng có thể trở thành "cơn ác mộng" với nhiều người. Làm thế nào để bạn thoát được sự cám dỗ của nệm ấm và chăn êm?

Vạch sẵn một lý do cho việc phải thức dậy sớm

Thật dễ dàng nếu bạn biết mình buộc phải dậy để thực hiện một công việc gì đó và buộc phải hoàn thành ngay. Bí quyết nhỏ ở đây là trước khi đi ngủ hãy liệt kê danh sách những công việc cần phải hoàn thành của ngày hôm sau, đặc biệt đánh dấu đậm vào những công việc bắt buộc bạn phải hoàn thành ngay trong buổi sáng ngày mai.

Thiết lập chuông báo thức bằng một bài hát yêu thích

Có thể là một bài hát sôi động hoặc một bài hát khiến bạn cảm thấy bị thôi thúc, cần phải ra khỏi giường để làm việc gì đó. Đừng để những bản nhạc nhẹ nhàng vì chính nó sẽ "ru ngủ" bạn đấy.

Chú ý đến dinh dưỡng

Bạn có thể điều chỉnh lại nhịp hooc-môn của mình bằng cách ăn một bữa sáng bổ dưỡng. Bữa sáng của bạn nên có xu hướng giống như bữa trưa và đừng chứa các thực phẩm như món tráng miệng.

Hãy kết hợp các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như trái bơ, dừa và trứng vào món chính. Các loại rau như cải xoăn, rau bina và zucchini cũng là lựa chọn thích hợp. Những loại thực phẩm này sẽ giúp bạn nạp và duy trì mức năng lượng bền bỉ cho ngày làm việc.

Tìm nguồn ánh sáng khi bạn thức dậy

Một nguồn sáng mạnh khi thức giấc có thể giúp bạn nhanh chóng thiết lập lại đồng hồ cơ thể, và giữ nhịp sinh học đều đặn. Ánh sáng chặn cơ thể tiết melatonin, hormone thúc đẩy cảm giác buồn ngủ. Khi mới thức dậy, bạn có thể bật điện trong phòng hoặc để nắng tràn vào giường.

Bí quyết để giữ nhịp sinh học cho cơ thể và cải thiện sức khỏe, đơn giản chỉ là tiếp xúc với một nguồn ánh sáng rực rỡ vào buổi sáng khi thức dậy.

Không ăn hoặc uống trong vòng 2 tiếng trước giờ đi ngủ

Ăn một bữa ăn lớn quá gần giờ đi ngủ có thể gây áp lực lên cơ vòng thực quản (các cơ ở cuối thực quản ngăn axit và dạ dày di chuyển ngược từ dạ dày lên họng) khi bạn nằm xuống. Điều này có thể gây ra chứng ợ nóng, một nguyên nhân làm phiền giấc ngủ.

Ăn bữa chính cuối cùng của bạn ít nhất hai đến ba giờ trước khi đi ngủ sẽ bảo đảm thức ăn được tiêu hóa và giảm áp lực lên cơ vòng thực quản.

Ngoài ra, uống nhiều nước trước khi ngủ cũng không tốt, bởi nó có thể khiến bạn phải thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh.

Giảm căng thẳng và thư giãn

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Cho nên, tìm cách thư giãn trước khi đi ngủ có thể giúp ngăn ngừa những đêm trằn trọc chỉ nhìn chằm chằm lên trần nhà.

Hãy thử tắm nước nóng hoặc đọc sách trong im lặng. Hãy chọn sách giấy chứ không phải sách điện tử. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống một ít sữa ấm, nhưng đừng uống quá nhiều.

Không uống bia rượu ít nhất 4 giờ trước khi ngủ

Rượu có thể làm bạn cảm thấy buồn ngủ và dễ chợp mắt hơn. Nhưng những gìxảy ra sau đó không tốt, uống đồ uống có cồn quá gần giờ đi ngủ cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ banđêm của bạn.

Quá trình trao đổi chất để phân giải cồn trong suốt giấc ngủ thường đánh thức bạn dậy vào ban đêm, gây đổ mồ hôi, ác mộng, đau đầu và giảm chất lượng giấc ngủ cho đến tận gần buổi sáng.

Lời khuyên là bạn nên tránh uống rượu ít nhất bốn giờ trước khi đi ngủ.

QuỳnhAnh (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông