Tuy nhà Lý trả không đủ số một nghìn quan lại đã hẹn và tuy đã khắc chữ vào mặt và tay tù nhân , nhưng vua tôi nhà Tống cũng không muốn gây khó dễ để giải quyết êm thấm chuyện biên giới với Đại Việt.

Lý Thường Kiệt dùng tù binh mở cho vua Tống con đường thể diện

12/02/2017, 19:44

Tuy nhà Lý trả không đủ số một nghìn quan lại đã hẹn và tuy đã khắc chữ vào mặt và tay tù nhân , nhưng vua tôi nhà Tống cũng không muốn gây khó dễ để giải quyết êm thấm chuyện biên giới với Đại Việt.

Nhà Lý bắt được nhiều tù binh trên đất Tống

Kỳ 1: Cha ông ta từng chỉ huy liên quân Đông Nam Á chống lại phương Bắc

Kỳ 2: Đinh Tiên Hoàng tự coi là cửa trên khiến phương Bắc bực dọc

Kỳ 3: Sứ giả phương Bắc bị hù dọa không dám bước chân vào nước ta

Kỳ 4: Vua Tống chém tướng kiếm chuyện ngoài biên giới để làm vui lòng Đại Việt

Kỳ 5: Vua Tống sợ trái ý Ngọa Triều nhà Lê​

Kỳ 6: Đại Việt tặng ngựa, nhà Tống thất kinh​

Kỳ 7: Hai nhà sư Việt bẻ gãy dã tâm của phương Bắc​

Kỳ 8: Chính sách gả công chúa để phá âm mưu của phương Bắc

Kỳ 9: Khi nhà Tống lấn đất, ông cha ta sẵn sàng tuốt gươm

Kỳ 10: Trước Lý Thường Kiệt, quân ta nhiều lần Bắc phạt sang đất Tống​

Kỳ 11: Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh​

Kỳ 12: Lý Thường Kiệt dùng vũ lực lấy lại đất yết hầu vùng biên trong tay quân Tống​

Kỳ 13: Sợ Lý Thường Kiệt bắc phạt lần 2, vua Tống tính cắt đất​

Kỳ 14: Bị áp lực từ biên giới, vua Tống phải nghiến răng trả đất​

Trong cuộc ngoại giao đấu tranh đòi đất của nhà Lý với nhà Tống thì tù binh nhà Tống là thứ nhiều lần được đặt lên bàn cân đàm phán. Trước hết cần phải tìm hiểu do đâu mà quân Lý bắt được nhiều tù binh Tống.

Trong chiến dịch Bắc phạt của Lý Thường Kiệt vào Ung châu thì quân ta đã nhiều lần bắt được vô số tù binh Tống. Sử Trung Quốc gồm Việt kiệu thư nhà Minh và Thần Tông thực lục nói rằng "sau khi Liêm châu Thất thủ thì phía Tống bị bắt tới 8.000 tù binh dùng để đưa đồ vật cướp được xuống thuyền".

Hay Khi đó, nhà Lý vây rát thành Ung châu. Tô Giám cho người mang lạp thư thư viết vào giấy rồi bọc trong nến mà ngậm vào miệng phá vòng vây ra báo cho Tống Cầu ở Quế Châu. Tống Cầu giục Trương Thủ Tiết đi gấp. Trương Thủ Tiết vốn không muốn đánh vì sợ nay bị ép thì đành bất đắc dĩ kéo quân đi, đến núi Hỏa Giáp rồi ra giữ ải Côn Lôn giữa châu Tân và châu Ung, cách Ung thành 40 cây số.

Lý Thường Kiệt biết tin viện binh Tống đến, bèn cho quân đón đánh. Ngày 4 tháng Giêng âm lịch, tức ngày 11.2.1076, quân Lý kéo thẳng đến ải Côn Lôn, quân Tống hốt hoảng bỏ chạy. Trương Thủ Tiết, Nguyên Dụ, Trương Biện, Hứa Dự, Vương Trấn là các chỉ huy của lực lượng viện binh nhà Tống đều bị giết tại trận. Nhiều quân sĩ Tống đầu hàng quân ta.

Sau khi hạ được Ung châu thì ta bắt được nhiều tù binh nhà Tống. Dựa theo Tống sử, nhà sử học Hoàng Xuân Hãn viết: "Dân và quân Tống bị ta bắt đem về, được đưa tới ở Nghệ An, Thanh Hóa xa biên thùy Tống, kẻo khi quân Tống vào, các tù nhân ấy có thể theo quân Tống. Hạng trên 20 tuổi, phải khắc trên trán ba chữ Đầu nam triều nghĩa là hàng Nam triều. Hạng dưới 20 tuổi và trên 15 tuổi phải sung làm lính, và theo tục bấy giờ, phải khắc trên trán ba chữ Thiên tử binh. Còn đàn bà, con gái thì phải khắc vào cánh tay hai chữ Quan khách nghĩa là khách của nhà nước".

Có lẽ ngay từ khi ấy, Lý Thường Kiệt đã tính trước việc trao trả tù binh để giải quyết những vấn đề hậu chiến. Quả thực đúng như vậy. Năm 1078, khi sứ ta sang Tống đòi châu Quảng Nguyên và châu Quang Lang thì vấn đề trao trả tù binh đã được Tống Thần Tông đề cập. Vua Tống ra chiếu: "Trẫm vỗ về vạn quốc, không kể xa gần. Nhưng Khanh phải trả các dân Khâm, Ung mà Khanh đã bắt đưa đi xa làng mạc chúng. Đợi khi nào Khanh đưa chúng trở về hết, Trẫm sẽ lập tức lấy các châu Quảng nguyên ban cho Khanh".

Khi ta sẵn sàng đổi tù binh lấy đất thì vua Tống lại tiếc rẻ 2 vùng đất mới chiếm nên ra điều kiện không chấp nhận được là đòi ta nộp Lý Thường Kiệt. Dĩ nhiên yêu sách này bị bác bỏ. Sau một năm đấu tranh bằng cả ngoại giao và quân sự thì vua Tống không còn cách nào khác là phải trả đất. Tuy nhiên, Tống Thần Tông nếu đem trả ngay thì sợ mất thể diện của nước lớn nên lại quay về vấn đề cũ là tù binh (lần này không dám nhắc đến vụ đòi giao nộp Lý Thường Kiệt nữa).

Năm 1079, Lý Thường Kiệt sai đem trả một ít tù nhân, gồm đủ gái trai già trẻ. Tống sử chép: "Các tù nhân ấy được đưa từ Nghệ An về bằng đường thủy. Cửa thuyền đều bị trát bùn kín. Trong thuyền thắp đèn đuốc luôn, để tù nhân không biết ngày đêm thế nào, và cũng không thấy đường sá. Mỗi ngày chỉ cho thuyền đi chừng mười đến hai mươi dặm rồi bắt đậu lại. Quân lính canh thuyền giả đánh trống cầm canh. Ngồi trong thuyền nghe canh, tưởng chừng đi trong vài tháng mới tới nơi".

Ngày 13 tháng 10 năm ấy, ti kinh lược Quảng tây tâu nói Giao chỉ đã đưa trả 221 người dân đã cướp. Thực ra khi đó, việc thống kê tù binh của hai bên không khớp nên ta khó trả đủ như nhà Tống đề nghị. Phần vì chiến tranh bệnh tật, phần vì tù binh trốn đi cũng nhiều. Chính sử Trung Quốc như Tục tư trị thông giám cũng chép: "Các tù ấy hình như cũng không bị giam cầm nghiêm ngặt. Trong bọn tù có Triệu Tú, là người thuộc đội quân Trương Thủ Tiết, bị Thường Kiệt bắt ở ải Côn Lôn, và bày cho ta dùng hỏa công ở Ung Châu. Tháng 10 năm Bính Thìn (1076), bọn Triệu Tú, tất cả ba mươi người, từ trại Nghệ An trốn, cưỡi thuyền vượt bể để về bắc; nhưng gặp gió, bị giạt vào Lê Động ở đảo Hải Nam ngày nay".

Tuy nhà Lý trả không đủ số một nghìn quan lại đã hẹn và tuy đã khắc chữ vào mặt và tay tù nhân (nam giới khắc trên trán ba chữ Thiên tử binh. Còn đàn bà, con gái thì phải khắc vào cánh tay hai chữ Quan khách nghĩa là khách của nhà nước), nhưng vua tôi nhà Tống cũng không muốn gây khó dễ để giải quyết êm thấm chuyện biên giới với Đại Việt. Tống Thần tông cũng vin vào cơ hội được Lý Thường Kiệt tạo mà phán rằng: "Hãy nhận tù nhân và bỏ Thuận châu, lấy ban cho Giao chỉ." Tuy lời chiếu chỉ nói đến đất Thuận châu, nhưng kỳ thật thì Tống trả tất cả bốn châu, một huyện mà quân Quách Quì đã chiếm: Quảng nguyên, Tư lang, Môn, Tô mậu và Quang lang...

Trả xong các đất Quảng nguyên, Tống coi như đã trút được một gánh nặng trên vai. Vua Tống lấy làm đắc chí, thăng hàm cho viên coi Quế Châu là Tăng Bố. "Vì đã xếp đặt việc Giao chỉ xong xuôi, nên Bố được suy ân".

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lý Thường Kiệt dùng tù binh mở cho vua Tống con đường thể diện