Làm việc trong môi trường công sở không hề đơn giản, để có được những mối quan hệ thân thiết và gắn bó với nhau lại càng là chuyện không tưởng. Tuy nhiên, chỉ cần một chút sai sót nhỏ, bạn sẽ nhanh chóng làm dài thêm danh sách “thù địch” của mình mà không cần “tốn quá nhiều tâm sức”.

Lý do khiến bạn bị đồng nghiệp xa lánh

La Hường | 13/06/2018, 13:50

Làm việc trong môi trường công sở không hề đơn giản, để có được những mối quan hệ thân thiết và gắn bó với nhau lại càng là chuyện không tưởng. Tuy nhiên, chỉ cần một chút sai sót nhỏ, bạn sẽ nhanh chóng làm dài thêm danh sách “thù địch” của mình mà không cần “tốn quá nhiều tâm sức”.

Thường xuyên đưa ra chỉ trích đầy ác ý

Nhận xét mang tính chất góp ý khác với việc bạn chỉ chăm chăm tìm thiếu sót của người khác để mà chỉ trích. Nếu không đồng tình với ý kiến của họ, bạn có thể nhẹ nhàng phân tích vấn đề và đề xuất ý kiến khác, nếu không bạn có thể là nguyên nhân làm bùng nổ những tranh cãi và là người bị ghét bỏ nhất công ty.

Không thể hiện ý muốn lắng nghe

“Hãy chia sẻ với tôi về điều đó”hay“Vậy bạn cảm thấy thế nào về chuyện này?”là một trong những cách khá hay để khiến người khác hiểu rằng bạn muốn nghe tiếp câu chuyện.

Liên tục kể về câu chuyện của mình

Bạn chỉ liên tục nói về cuộc sống, chuyện gia đình và công việc của mình mà không quan tâm tới việc người khác có đang nghe hay họ có thực sự hiểu hết những gì bạn đã nói?Đừng bao giờ coi mình là trung tâm của câu chuyện.

Nhìn sang một hướng khác khi nói chuyện

Bao nhiêu lần bạn đang nói chuyện với bạn bè, người thân, đồng nghiệp… mà mắt chỉ tập trung vào điện thoại hay máy tính? Dù vô tình hay cố ý thì chắc chắn, rất nhiều người đã từng mắc phải điều này và cũng đã từng bị ai đó “đối xử” ngược lại:cố gắng kể một câu chuyện nhưng chẳng ai để ý. Hãy nghĩ đến cảm xúc của bạn vào lúc này: bực tức, khó chịu và chỉ muốn nói thẳng ra cho họ biết điều đó. Họ cũng như vậy.

Việc xem đồng hồ trong khi nói chuyện với người khác là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng, mất kiên nhẫn và cái tôi quá lớn. Cử chỉ thiếu thân thiện này cũng gửi đến một thông điệp đối với người đối diện rằng bạn đang muốn làm những việc khác thay vì nói chuyện với họ.

Xem thường người khác

Đừng bao giờ nói chuyện với đồng nghiệp, kể cả nhân viên cấp dưới bằng giọng điệu của bề trên. Là sếpkhông có nghĩa là bạn giỏi giang hơn người mà có khi chỉ nhờ may mắn hoặc bạn có kinh nghiệm làm việc lâu hơn người khác. Luôn nghĩ mình là nhất và xem thường, bác bỏ ý kiến của người khác sẽ khiến bạn có thêm nhiều người ghét bỏ và chống đối.

Ngắt lời người khác

Ngắt lời người khác dường như là thói quen của rất nhiều người. Có thể, do đối phương chưa biết cách trò chuyện một cách cuốn hút hay đơn giản là bạn nóng lòng muốn đưa ra quan điểm của mình. Phụ nữ có xu hướng ngắt lời người khác vì họ sợ quên điều tiếp theo cần nói và họ muốn nói khi đang có hứng.

Trong khi đó, nam giới thường ngắt lời người khác vì muốn khẳng định uy quyền của mình. Cho dù là lý do gì thì hình như bạn vẫn chỉ muốn chứng tỏ“Tôi quan trọng hơn bạn”.Đây là một thói quen vô cùng xấu cần thay đổi ngay lập tức.

Tỏ ra là người “biết tuốt”

Bạn trợn tròn mắt với người khác và nói rằng“Cho dù tôi chưa nghe hết câu chuyện nhưng tôi thừa hiểu chuyện bạn sắp nói tiếp”. Có thể bạn hiểu, có thể không nhưng đừng bao giờ làm điều đó. Khi người khác đang muốn chia sẻ, hãy lắng nghe, đừng ngắt lời và đừng tỏ ra mình“trên thông thiên, dưới tường địa lý”.

Không giao tiếp bằng mắt

Thường nếu đôi mắt không có những chuyển động thông thường như chớp mắt hay đảo mắt theo hướng người đối diện thì bạn có thể bị cho là đang có điều gì muốn giấu giếm. Ngoài ra, việc tránh giao tiếp bằng mắt cũng sẽ giảm sự tự tin của bạn trong các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn cần phải đảo hoặc chớp mắt liên tục nhé.

Một điều thêm nữa là việc nhìn xuống, trừng mắt, hoặc trợn tròn mắt trong khi có ai đó đang nói chuyện với bạn về công việc của họ thì cũng sẽ khiến bạn có những hình ảnh xấu trong mắt người khác.

Hay cười nhạo, chê bai người khác

Trong môi trường công sở, mọi người thường có thói quen “hùa” nhau để cười nhạo hoặc nói móc méo mỗi khi ai đó phạm sai lầm hoặc nói một câu “lỡ miệng”. Dù bạn không có ác ý đi chăng nữa thì bạn cũng khó có thể biết được cảm xúc của người nghe, họ thậm chí sẽ trở mặt, từ bạn thành thù chỉ bởi những lời châm chọc vô ý của bạn. Chắc chắn bạn cũng không mong muốn mình rơi vào tình huống tương tự, là trò mua vui cho người khác đúng không nào? Vậy thì hãy cẩn trọng với những gì mình nói nhé.

Quỳnh Anh (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các ngày lễ năm 2025
5 giờ trước Sự kiện
Công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25.1 - 2.2.2025 (26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lý do khiến bạn bị đồng nghiệp xa lánh