Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động sử dụng mạng Internet như hội nghị trực tuyến, giao dịch trực tuyến, gọi điện online, dạy và học trực tuyến, giải trí… đều gia tăng. Tại Việt Nam, so với tháng 2 thì lưu lượng sử dụng Internet đã tăng gấp 3 lần trong tháng 3.

Lưu lượng sử dụng Internet tại Việt Nam tháng 3 tăng gấp 3 lần

01/04/2020, 23:57

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động sử dụng mạng Internet như hội nghị trực tuyến, giao dịch trực tuyến, gọi điện online, dạy và học trực tuyến, giải trí… đều gia tăng. Tại Việt Nam, so với tháng 2 thì lưu lượng sử dụng Internet đã tăng gấp 3 lần trong tháng 3.

Ảnh minh họa từ Internet

Việt Nam đang trong thời gian thực hiện cách ly xã hội 15 ngày, do đó rất nhiều người lao động đã chuyển sang làm việc trực tuyến, làm việc từ xa, học sinh và sinh viên học tập tại nhà… Điều này khiến cho nhu cầu sử dụng Internet tăng cao hơn.

Để đảm bảo các hoạt động trên nền tảng sử dụng Internet diễn ra thông suốt, Cục Viễn thông (Bộ TT-TT) và các nhà mạng viễn thông, các công ty công nghệ thông tin tại Việt Nam đã và đang triển khai nhiều biện pháp tích cực, hoạt động hết công suất để hỗ trợ tối đa hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Cục Viễn thông cũng đã đề nghị các doanh nghiệp tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng băng rộng, mở rộng dung lượng băng thông kết nối Internet trong nước thông qua các kết nối trực tiếp ngang hàng, kết nối tới trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX), mở rộng kết nối Internet khu vực và quốc tế. Các nhà mạng viễn thông cần tăng vùng phủ băng rộng tới cấp huyện, xã để đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ trực tuyến tại khu vực vùng sâu, vùng xa.

Hiện nay các cấp, các ngành tăng cường, đẩy mạnh việc sử dụng dịch vụ trên nền tảng trực tuyến như dịch vụ công trực tuyến, các giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, dạy và học trực tuyến, y tế từ xa, hội nghị trực tuyến, làm việc từ xa…

Với tình hình này, dự báo lưu lượng dữ liệu phát sinh từ các dịch vụ trực tuyến, các nhu cầu lắp đặt thuê bao mới sẽ có sự tăng trưởng đột biến. Cục Viễn thông dự kiến sẽ có sự dịch chuyển nguồn lưu lượng về phía kết cuối thuê bao tại các hộ gia đình cũng như thay đổi về chu kỳ giờ cao điểm sử dụng Internet, lưu lượng đỉnh của sử dụng mạng trong ngày...

Theo thống kê của Cục Viễn thông, lưu lượng lưu chuyển dữ liệu di động qua trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) tăng đến 40% trong thời gian vừa qua.

Đặc biệt, tại các khu vực cách ly tập trung trong cả nước, lưu lượng sử dụng Internet trong tháng 3 tăng đột biến tới 90% so với tháng 2, tập trung chủ yếu vào lưu lượng từ các ứng dụng hội nghị, làm việc trực tuyến, dạy và học trực tuyến, giải trí trực tuyến.

Tại nhiều nước trong khu vực, lưu lượng truy cập các trang thông tin điện (website) tăng khoảng 50%.

Tại cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với 5 thành phố trực thuộc Trung ương về công tác phòng chống dịch COVID-19 mới đây, Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng kiến nghị cho cán bộ, nhân viên làm việc tại nhà để hạn chế tập trung đông người.

"Chúng ta đủ công nghệ họp trực tuyến đến từng người để làm việc tại nhà hiệu quả!", ông khẳng định. Bộ cũng đã chỉ đạo các nhà mạng đầu tư hạ tầng viễn thông hỗ trợ chống dịch COVID-19 để khi làm việc trực tuyến không bị nghẽn mạng.

Tuy nhiên, bản thân người dùng Internet cần có ý thức sử dụng nguồn tài nguyên này hợp lý, góp phần tránh những bất cập khi quá tải đường truyền, giảm tốc độ truy cập mạng… ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động xã hội.

Cụ thể, người dùng không nên cùng một lúc truy cập vào nhiều địa chỉ website vì điều này không chỉ tốn dung lượng, tốn kém tiền bạc mà còn gây ảnh hưởng đến những người cần sử dụng mạng khác.

Người dùng có bị tính cước cuộc gọi khi xuất hiện nhạc chờ đề nghị người dân không ra khỏi nhà được phát hay không?

Vài ngày gần đây, khi thực hiện cuộc gọi trực tiếp trên điện thoại di động, người gọi sẽ nghe một đoạn nhạc chờ tự động có nội dung: "Bộ Y tế đề nghị mọi người dân không ra khỏi nhà khi không thật cần thiết". Sau khi khi đoạn nhạc chờ kéo dài khoảng hơn chục giây này kết thúc, người dùng ở cả 2 đầu dây có thể thực hiện cuộc gọi bình thường.

Đây là một hình thức tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế và Bộ TT-TT triển khai, áp dụng với tất cả số thuê bao di động của các nhà mạng Viettel, MobiFone, VNPT, Gtel, Vietnamobile và Đông Dương Telecom tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Nam, TP.HCM.

Tuy nhiên, trên mạng xã hội, nhiều người dùng đặt câu hỏi liệu họ có bị tính cước cuộc gọi trong thời gian đoạn nhạc chờ được phát hay không.

Đại diện các nhà mạng mới đây đã khẳng định, trong khoảng thời gian âm thông báo nhạc chờ được phát, người dùng hoàn toàn không hề bị tính cước. Chỉ khi đầu dây bên kia nhận cuộc gọi, người dùng mới bị tính cước như bình thường.

Âm thông báo này sẽ được phát từ thời điểm 12h ngày 30.3, kéo dài đến hết ngày 4.4 tới, sau đó sẽ về tiếng chuông chờ mặc định.

T.Anh tổng hợp

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lưu lượng sử dụng Internet tại Việt Nam tháng 3 tăng gấp 3 lần