Theo luật sư bào chữa cho bị cáo, tuyến truyền tải nước sạch của dự án cấp nước Sông Đà bị vỡ 18 lần là hậu quả của một chuỗi các sai lầm từ giai đoạn đầu tư, quyết định đầu tư, chuyển đổi từ vật liệu ống gang dẻo sang cốt sợi thủy tinh, công tác tư vấn thiết kế chưa tính toán và yêu cầu đạt các chỉ tiêu như tiêu chuẩn quy định (AWWA 950-01)…

Luật sư: 'Vỡ đường ống là hậu quả của một chuỗi sai lầm'

Thu Anh | 08/03/2018, 15:24

Theo luật sư bào chữa cho bị cáo, tuyến truyền tải nước sạch của dự án cấp nước Sông Đà bị vỡ 18 lần là hậu quả của một chuỗi các sai lầm từ giai đoạn đầu tư, quyết định đầu tư, chuyển đổi từ vật liệu ống gang dẻo sang cốt sợi thủy tinh, công tác tư vấn thiết kế chưa tính toán và yêu cầu đạt các chỉ tiêu như tiêu chuẩn quy định (AWWA 950-01)…

Sáng nay 8.3, phiên xét xử 9 bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà tiếp tục diễn ra với phần tranh luận. Theo đó, bị cáo Vũ Thanh Hải (nguyên Trưởng phòng Sản xuất, nguyên Quản đốc phân xưởng, nguyên PGĐ Công ty cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex) mong muốn HĐXX xem xét công minh, khách quan để đánh giá đúng hành vi của các bị cáo.

Trong phần luận tội, VKS nêu rõ: Các bị cáo Trần Cao Bằng, Vũ Thanh Hải là nhà thầu cung cấp ống composite cốt sợi thủy tinh cho dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội. Bị cáo Trần Cao Bằng, Vũ Thanh Hải đã ký 73 biên bản nghiệm thu cung cấp ống, xác nhận hơn 5.000 sản phẩm ống composite cốt sợi thủy tinh và phụ kiện mà đơn vị này đã sản xuất và cung cấp cho dự án đảm bảo chất lượng với đại diện chủ đầu tư.

Kết quả điều tra cho thấytrong số ống composite cốt sợi thủy tinh mà Trần Cao Bằng và Vũ Thanh Hải đã ký xác nhận nghiệm thu, công nhận sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất và yêu cầu thiết kế, đã bị 18 lần vỡ ống với 23 cây ống bị vỡ, gây ra hậu quả thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Bào chữa cho bị cáo Vũ Thanh Hải, luật sư Trần Bình Tuấn phân tích: Trong vụ án này, tiêu chuẩn ANSI/AWWA 950 -01 được áp dụng cho các giai đoạn thiết kế, sản xuất, thi công, kiểm tra chất lượng… Đây là tiêu chuẩn quốc gia Mỹdo Hiệp hội Công trình thủy Mỹ xây dựng nhưng đây không phải là thông số kỹ thuật. Việc sử dụng các tiêu chuẩn AWWA là hoàn toàn tự nguyện. Vì vậy khi tiêu chuẩn này được áp dụng tại Việt Nam phải được Bộ Xây dựng – cơ quan quản lý cao nhất về xây dựngcho phép.

Rõ ràng, việcthay đổi vật liệu ống từ ống gang dẻo sang ống cốt sợi thủy tinh cho dự án, phía tư vấn thiết kế đã không tính toán hết các tham số kỹ thuật cho loại vật liệu này. Đó là 2 thông số quan trọng nhất: Độ bền và độ biến dạng do ống nằm trong đất. Theo luật sư Tuấn, cần đánh giá lại hành vi, phạm vi trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế một cách khách quan, công bằng. Việc tư vấn thiết kế bỏ qua những tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng về độ bền lâu của tuyến ống khi nằm trong đất kết hợp với việc vận hành luôn quá tải là nguyên nhân chính làm ống nước bị vỡ trong dự án này.

Về hành vi ký cácbiên bản nghiệm thu mà bị cáo Hải đang bị quy kết, luật sư Tuấn giải thích: Thống kê trong số 18 lần vỡ trên 23 ống như kết luận điều tra và cáo trạng đã chỉ ra đều là các ống được sản xuất năm 2007, 2008.Giai đoạn này, bị cáo Vũ Thanh Hải đang là PGĐ phụ trách kinh doanh, bán hàng mở rộng thị trường,phát triển sản phẩm mới.

Theo luật sư, hành vi ký các biên bản nghiệm thu của bị cáo Hải là sau khi có các biên bản nghiệm thu, các phiếu kết quả các chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo theo hợp đồng kinh tế đã ký, hoàn thiện hồ sơ quyết toán với BQLDA, thanh toán với ngân hàng. Đây là nhiệm vụ được phân công với mục đích thanh-quyết toánlưu hồ sơ không nhằm yếu tố vụ lợi, không có tham ô, tham nhũng trong quá trình điều hành sản xuất, cũng như các lĩnh vực công việc khác trong công ty.

Vì vậy, luật sư cho rằng sự cố vỡ ống gây ra hậu quả không cung cấp nước nằm ngoài ý thức chủ quan của bị cáo nên chưa đủ yếu tố cầu thành tội “ Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” nhưcáo trạng màVKS đã truy tố.

Với những đánh giá chứng cứ và phân tích về vụ án, luật sư Tuấn cho rằng: Tuyến truyền tải nước sạch của dự án cấp nước sông Đà bị vỡ 18 lần là hậu quả của một chuỗi các sai lầm từ giai đoạn đầu tư, quyết định đầu tư, chuyển đổi từ vật liệu ống gang dẻo sang cốt sợi thủy tinh, công tác tư vấn thiết kế chưa tính toán và yêu cầu đạt các chỉ tiêu như tiêu chuẩn quy định (AWWA 950-01), nhất là các chỉ tiêu về độ bền và suy giảm khi ống nằm trong đất. Các sai sót chưa được tính toán kỹ để áp dụng cho sản xuất, quá trình vận chuyển, thi công lắp đặt…

Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, hậu quả vụ án đã được xem xét thấu tình đạt lý, luật sư đề nghị HĐXX áp dụng điều 25 Bộ luật Hình sự năm 2015 về rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, cần tuyên rằng“hành vi gây ra thiệt hại trong việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, mặc dù đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật…, áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa thì không coi là phạm tội”.

Nhã Thanh

Vụ vỡ đường ống nước sông Đà: VKS đề nghị 3 án treo

Vụ vỡ ống nước sông Đà: Các bị cáo ngồi đây đều là anh em, đồng nghiệp

Lời khai của ông Phí Thái Bình: Nhiều nguyên nhân gây vỡ đường ống nước sông Đà
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Luật sư: 'Vỡ đường ống là hậu quả của một chuỗi sai lầm'