Việc Công an tỉnh Sơn La bắt tạm giam bị cáo Trần Xuân Yến sau khi ông này tố bị ép ghi lời khai theo tài liệu do cơ quan cung cấp cần được hiểu thế nào?

Luật sư nói gì khi nguyên Phó GĐ Sở GD-ĐT bị tạm giam sau khi tố ép cung?

Thu Anh | 23/10/2019, 22:05

Việc Công an tỉnh Sơn La bắt tạm giam bị cáo Trần Xuân Yến sau khi ông này tố bị ép ghi lời khai theo tài liệu do cơ quan cung cấp cần được hiểu thế nào?

Mới đây,Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Sơn La đã bắt tạm giam ông Trần Xuân Yến (nguyên PGĐ Sở GD-ĐT Sơn La). Điều đáng nói, trước đó trong quá trình xét xử vụ án (diễn ra từ ngày 15.10 – 18.10), ông Trần Xuân Yến nhấn mạnh trong một số biên bản ghilời khai có một số nội dung ghi không đúng với lời khai của bị cáo. Ngoài ra, trong một số bản tự khai, bị cáo bị ép ghi theo tài liệu do cơ quan công an cung cấp. Như vậy, chưa đầy 1 tuần sau khi HĐXX TAND tỉnh Sơn La trả hồ sơ điều tra bổ sung, Công an tỉnh Sơn La đã bắt tạm giam ông Yến.

Theo luật sư Lê Luân (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội), việc bắt bị can ngay sau khi có lời khai rằng mình bị ép cung có hai tình huống. Thứ nhất, CQĐT ngăn chặn các thông tin ảnh hưởng tới quá trình điều tra của vụ án, gây bất lợi cho việc điều tra hoặc làm cho dư luận nghi ngờ sự tuân thủ pháp luật trong việc điều tra.

Trường hợp thứ hai mà luật sư Luân đề cập đó là ngăn chặn sự công khai thông tin từ bị can nhằm không để bị can đưa thông tin ra ngoài dư luận. Theo luật sư Luân, việc bắt giam này khiến cho bị can sẽ khó thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, trách nhiệm giải quyết thuộc về các cơ quan tố tụng và theo thủ tục luật định.

Trao đổi với PV Báo Một Thế Giới, theo luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội), hiện nay theo quy đinh của Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội… cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh…

Việc ông Yến bị tạm giam, theo luật sư Cường, trong giai đoạn điều tra, khi bị can bị tạm giam thì luật sư sẽ gặp khó khăn hơn trong quá trình tiếp xúc với bị can. Khi đã kết thúc giai đoạn điều tra (sau khi có bản Kết luật điều tra), luật sư có thể dễ dàng hơn trong việc liên hệ và tiếp xúc, làm việc với bị can trong trại tạm giam.

Nhã Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Luật sư nói gì khi nguyên Phó GĐ Sở GD-ĐT bị tạm giam sau khi tố ép cung?