Shari'a là luật hành vi của đạo Hồi. Từ lâu, quan hệ đồng giới đã được xem là tội lỗi trong bộ luật này. Tuy nhiên, gần đây, nhiều nhà hoạt động xã hội đã cảnh báo rằng những lý giải khắt khe của luật Shari'a đang được dùng để biện minh cho các hoạt động bạo lực chống lại người chuyển giới.

Luật Shari'a đe dọa người đồng tính tại các quốc gia Hồi giáo

Một Thế Giới | 27/09/2014, 02:19

Shari'a là luật hành vi của đạo Hồi. Từ lâu, quan hệ đồng giới đã được xem là tội lỗi trong bộ luật này. Tuy nhiên, gần đây, nhiều nhà hoạt động xã hội đã cảnh báo rằng những lý giải khắt khe của luật Shari'a đang được dùng để biện minh cho các hoạt động bạo lực chống lại người chuyển giới.

Theo những nhà hoạt động này, chủ nghĩa bảo thủ tôn giáo ngày càng phát triển hiện đang là một vấn đề nghiêm trọng đối với quyền lợi của cộng đồng LGBT (Đồng tính nam-nữ, song tính & chuyển giới) tại những quốc gia Hồi giáo Đông Nam Á. Trong quá khứ, đã córất nhiều bài báo lên tiếng về nạn bạo lực trong cộng đồng người chuyển giới tại Malaysia.
Luat Shari a de doa nguoi dong tinh tai cac quoc gia Hoi giao
 
Nhiều người biểu tình đã tụ họp tại một thánh đường ở Shah Alam vào ngày 4 tháng 11 năm 2011 nhằm kêu gọi chính phủ công nhận quyền lợi cộng đồng LGBT
Thứ 5 vừa qua, tổ chức Human Rights Watch (HRW) đã công bố bộ tài liệu "Tôi sợ phải làm phụ nữ: Bạo hành Nhân quyền đối với Người chuyển giới tại Malaysia" và đưa ra nhiều luận cứ về nạn kì thị, bạo hành về thể xác lẫn tình dục mà người chuyển giới phải đối mặt. Bất chấp họ vẫn đang nằm trong sự giám hộ của pháp luật.
60% dân số Malaysia theo đạo Hồi và 13/15 bang của nước này đã kêu gọi áp dụng luật Shari a để cấm đàn ông Hồi giáo chuyển giới. Thậm chí, 3 bang trong số đó còn cấm phụ nữ "hành xử như đàn ông". Tổ chức HRW cho rằng chính sự lỏng lẻo trong bộ luật là nguyên nhân chủ yếu cho những bạo hành, tham nhũng và các hành động trả thù.
Boris Dittrich, Chủ tịch điều hành chuyên về quyền LGBT tại HRW phát biểu: "Chính quyền Malaysia thường xuyên xâm phạm nhân phẩm cũng như các quyền lợi căn bản của phụ nữ chuyển giới". Ông cũng nói rằng Ban Tôn giáo của Malaysia và nhiều phòng ban khác được cấp phép để "làm những gì họ muốn" với phụ nữ chuyển giới.
Luat Shari a de doa nguoi dong tinh tai cac quoc gia Hoi giao
 Người chuyển giới tại Malaysia (Ảnh Huffington Post)
Bộ tài liệu này dài 73 trang với sự góp sức của 42 phụ nữ chuyển giới, 3 người đàn ông chuyển giới và 21 chuyên viên sức khỏe, đại diên pháp lý, nhà hoạt động xã hội cùng các cộng tác viên khác.
Victoria, một phụ nữ chuyển giới ở Negeri Sembilan đã nói với HRW rằng cô "vô cùng nhục nhã" khi các quan chức của Ban Tôn giáo chụp ảnh cô trong tình trạng khỏa thân khi bị bắt giam vào năm 2011. "Họ rất hung tợn", cô nói, "Một người trong số họ còn bóp ngực tôi, một người khác dùng gậy cảnh sát chạm vào bộ phận sinh dục của tôi".
Ở Malaysia từng cho phép phẫu thuật chuyển giới nhưng chủ nghĩa bảo thủ Hồi giáo đã kêu gọi luật cấm. Kết quả, Hội đồng Giáo lệnh Quốc gia đã ban hành lệnh cấm vào năm 1982. Do đó, nhiều người đã phải sang Thái Lan để thực hiện phẫu thuật và họ phải đối mặt với những rắc rối về pháp lý khi trở về. 
Malaysia không phải là quốc gia duy nhất. Brunei cũng vừa áp dụng một số hình phạt của luật Shari‘a như tử hình đối với tội thông dâm, còn những hành vi đồng tính có thể bị phạt roi hay thậm chí là cái chết. Những hình phạt này được áp dụng đối với  tín đồ Hồi giáo và cả người ngoại đạo
Tại bang Aceh của Indonesia, quốc gia hồi giáo lớn nhất thế giới, những lý giải khắt khe về luật Shari‘a cũng đang gây tranh cãi. Trong tuần qua, một dự luật tại đây đã kêu gọi hình phạt cho việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn ở nam giới và "đụng chạm các bộ phận cơ thể giữa phụ nữ" bằng 100 roi. Người không theo đạo cũng phải chịu hình phạt này.  
Luat Shari a de doa nguoi dong tinh tai cac quoc gia Hoi giao
 Biểu tình tại Mỹ nhằm chống lại luật đàn áp người đồng tính của chính quyền Brunei
Ramli Sulaiman, một nhà làm luật ở Aceh đã nói với AFP rằng: "Chúng tôi đã nghiên cứu việc áp dụng luật Shari‘a ở các quốc gia như Ả Rập Saudi, Brunei, Darussalam và Jordan để thảo ra dự luật này và chúng tôi rất hài lòng với kết quả có được"/
Những bang khác ở Indonesia chỉ áp dụng Shari‘a cho các vấn đề dân sự như ly hôn hay trợ cấp. Tuy nhiên, từ năm 2006, đã có nhiều khu vực cho ra đời các qui định địa phương dựa trên luật Shari‘a để quản lý các vấn đề xã hội. Tổ chức Freedom House cho rằng mặc dù những quy định này không được hiến pháp công nhận nhưng chính phủ nước này không thể loại bỏ chúng vì những lý do chính trị.
Faisal Riza, một nhà hoạt động xã hội thuộc nhóm hoạt động vì cộng đồng LGBT Violet Grey, vốn là người Aceh nay sinh sống tại thủ đô Jakarta cho rằng luật Shari‘a khiến "xã hội thoải mái sử dụng vũ lực đối với cộng đồng LGBT, đặc biết là với người chuyển giới".
Luat Shari a de doa nguoi dong tinh tai cac quoc gia Hoi giao
 Ảnh minh họa
Sự kì thị "ngày càng xấu", ông chia sẻ với TIME và nhấn mạnh "sự thiếu vắng những phương tiện giáo dục và nghề nghiệp đã khiến nhiều người chuyển giới phải hành nghề mại dâm". Việc sở hữu bao cao su cũng thường bị xem là dấu hiệu của nghề mại dâm, khiến nạn bạo hành, thối nát cũng như các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS bùng nổ.
Tại Malaysia, các nhà hoạt động xã hội LGBT đang hy vọng phiên tòa sắp diễn ra sẽ mang đến cho công đồng một sự bảo vệ từ luật pháp. Tháng 6 vừa qua, đã có một vụ bắt giam 16 phụ nữ chuyển giới tại một đám cưới ở Negeri Sembilan. Bốn người trong số họ đã lên tiếng phản đối, cho rằng luật Shari‘a không hòa hợp với lời đảm bảo về sự tự do thể hiện, tự do hoạt động và quyền bình đẳng của chính phủ. Vụ việc sẽ được Tòa thương thẩm Putrajaya xử lý vào ngày 7 tháng 11 tới.
Toàn Tăng (Theo TIME)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Luật Shari'a đe dọa người đồng tính tại các quốc gia Hồi giáo