“Nhiều người lo là bây giờ không làm quy hoạch nữa thì mất lợi ích khi không được quản lý, không được xin – cho nữa”, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nói.

‘Luật Quy hoạch chậm trễ có phần do lợi ích nhóm, duy ý chí’

Trí Lâm | 28/05/2017, 14:50

“Nhiều người lo là bây giờ không làm quy hoạch nữa thì mất lợi ích khi không được quản lý, không được xin – cho nữa”, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nói.

Duy ý chí, lợi ích nhóm

Luật quy hoạch nhận được sự đồng tình của nhiều Bộ, ngành, chuyên gia nhưng lại khá gian nan trong quá trình lấy ý kiến. Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, TS.Lưu Bích Hồ, cho biết có nhiều nguyên nhân, trong đó có lợi ích nhóm.

Theo ông Hồ, việc lấy ý kiến dự thảo luật quy hoạch bắt đầu từ những năm 2011. Tuy nhiên, cái khó nhất ở đây là vấn đề tư duy, bởi chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường nhưng chưa hiểu hết về kinh tế thị trường. Việc quy hoạch, kế hoạch phải phù hợp với cơ chế thị trường trong khi lâu nay quy hoạch của Việt Nam rất cứng nhắc.

Theo đó, chuyên gia này cho rằng luật này cần phải chấn chỉnh lại, như kết cấu hạ tầng thì cần phải quy hoạch cứng, có tầm nhìn nhiều chục năm đến cả trăm năm. Còn sản xuất sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp… thì phải theo thị trường, theo nhu cầu và tín hiệu của thị trường chứ không thể áp đặt được với người nông dân và doanh nghiệp.

“Sản xuất lúa thì chỉ có thể dự báo vàkhoanh vùng với người sản xuất, người ta trồng cây gì, nuôi con gì là của người nông dân chứ tại sao cơ quan chức năng lại vẽ xem trồng bao nhiêu, nuôi bao nhiêu?”, ông Hồ nói.

TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Nguyên nhân thứ 2, chuyên gia này cho rằng chính là duy ý chí và lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm. Nhiều người lo là bây giờ không làm quy hoạch nữa thì mất lợi ích khi không được quản lý, không được xin – cho nữa.

“Ví dụ như vấn đề xây dựng. Ở đây không phải là quy hoạch xây dựng mà là quy hoạch đô thị, quy hoạch kiến trúc, quy hoạch vật lý, quy hoạch không gian nhưng các ông cố bám lấy quy hoạch xây dựng và yêu cầu phải có. Trong khi liên quan đến vấn đề xây dựng, kết cấu hạ tầng thì nhất định phải quy hoạch “cứng” và phải lồng ghép vào các mặt khác như kinh tế, đất đai …”, ông Hồ nói.

Theo ông Hồ, nguyên nhân thứ 3 là vấn đề về mặt tác nghiệp, kỹthuật… bộ máy. Trước nay đã làm đến 2 vạn quy hoạch, giờ bỏ đi thì tiếc nuối, để lại thì thế này thế nọ. Trong câu chuyện này có vấn đề lợi ích nhưng có cả vấn đề bày biện của chúng ta, nó phức tạp cũng như câu chuyện có đến 32 luật không đồng bộ với luật này, xử lýthì khó khăn.

“Tuy nhiên, không có vấn đề gì muốn tốt mà lại không khó cả, muốn cải cách mà dễ dàng cả. Không thông qua được lần này thì đây chính là một cơ hội bị bỏ qua, và chúng ta sẽ tiếp tục phải trả giá nhiều hơn bởi các thất bại và quản lý. Đến lúc nào đó thì cũng phải thông qua thôi”, ông Hồ nhấn mạnh.

Có kịpsửa 32 luật liên quan?

Dự thảo luật quy hoạch này cũng dự kiến phải sửa 32 luật liên quan. Ông Lưu Bích Hồ cho rằng vấn đề quan trọng là phải sửa thế nào cho đồng bộ, thời gian như thế nào để khớp nối lại với nhau? Bởi vì điều này rất khó và quy trình làm luật rất mất thời gian

Cũng nói về điều này tại Quốc hội, ĐBQH Trần Thị Dung cho rằng để đảm bảo 32 luật này được sửa đổi và có hiệu lực chậm nhất từ ngày 1.1.2019 thì việc sửa đổi, bổ sung và trình Quốc hội xem xét thông qua các luật này phải trong năm 2017 và 2018. Tuy nhiên, Tờ trình của Chính phủ về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 trình Quốc hội tại kỳ họp này chưa đề cập và cũng chưa đề xuất thời điểm cụ thể để sửa 32 luật này.

Đại biểu Võ Đình Tín (Đắk Nông) cũng đồng tình với điều này và cho rằng cần rà soát, nghiên cứu kỹ các nội dung sửa đổi, bởi vì không chỉ phải sửa những điều có liên quan đến quy hoạch mà còn phải sửa các điều có liên quan đến điều luật có nội dung quy hoạch cần sửa.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tiếp thu, giải trình ý kiến phát biểu của các đại biểu - Ảnh:Văn phòng Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết sau khi rà soát còn phải chỉnh sửa 32 luật liên quan đến việc ban hành luật này. Theo đó, những quy hoạch đã được duyệt chia làm 2 loại: Loại đã được duyệt sẽ thực hiện cho đến hết, nếu không phù hợp phải được điều chỉnh; loại chưa được phê duyệt phải phê duyệt theo Luật Quy hoạch này và phải hoàn thành trước 31.12.2020. Các quy hoạch được tích hợp đã được phê duyệt thường có thời kỳ đến hết 2020 để thực hiện luật quy hoạch mối. Các quy hoạch không được tích hợp sẽ hết hiệu lực vào ngày 1.1.2019 khi Luật Quy hoạch có hiệu lực.

Về tính khả thi trong kế hoạch sửa 32 luật có liên quan, sau nhiều lần báo cáo, Chính phủ trình Quốc hội một luật sửa các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh, nếu có liên quan đến vấn đề quy hoạch sẽ sửa cùng và sẽ trình Quốc hội vào tháng 6 này. Các luật còn lại nếu chưa được chỉnh sửa sẽ được chỉnh sửa trong một luật điều chỉnh các luật. Hơn nữa, nhiều luật chỉ phải sửa 1 hoặc 2 Điều, chỉ có 4 luật phải sửa nhiều điều, trong đó có Luật Đất đai, Luật Xây dựng.

Mở rộng tầm nhìn trong quy hoạch

Bên cạnh đó, theoĐBQH Trần Văn Quý (Hưng Yên), tham khảo quy định của các nước trên thế giới cho thấy, thông thường tầm nhìn quy hoạch từ 20 năm đến 30 năm, có khi lên đến50 năm. Luật quy hoạch đô thị cũng đã quy định tầm nhìn đến 50 năm và thời hạn lập quy hoạch là từ 20 năm đến 25 năm, riêng thị trấn là từ 10 năm đến 15 năm. Do vậy, nên điều chỉnh lại thời kỳ quy hoạch từ 10 năm đến 20 năm thay vì quy định 10 năm như dự thảo luật.

“Tầm nhìn của chúng ta từ 30 năm đến 50 năm thay vì quy định dự thảo luật là 20 năm. Bên cạnh đó, tầm nhìn quy hoạch và thời kỳ quy hoạch phải đáp ứng với các cấp quy hoạch, cấp quy hoạch thấp hơn thì thời kỳ quy hoạch và tầm nhìn quy hoạch ngắn hơn, do đó, các bước quy hoạch và các cấp quy hoạch có thể ngắn từ 3 năm đến 5 năm”, ông Quý nói.

Đồng tình việc quy định như hiện nay trong Điều 8 là bất hợp lý,đại biểu Quốc hội Võ Đình Tín- tỉnh Đắk Nôngphân tích, thứ nhất, đối với quy hoạch tổng thể quốc gia nên có thời kỳ quy hoạch và tầm nhìn chiến lược lâu dài hơn vì sau khi các quy hoạch cấp quốc gia được lập phê duyệt mới triển khai các quy hoạch của cấp tỉnh. Về thời kỳ quy hoạch ngắn có thể dẫn đến tình trạng quy hoạch mới được phê duyệt thì quy hoạch quốc gia đã hết thời gian điều chỉnh.

ĐBQH Võ Đình Tín cho rằngđối với quy hoạch tổng thể quốc gia nên có thời kỳ quy hoạch và tầm nhìn chiến lược lâu dài hơn - Ảnh:Văn phòng Quốc hội

Bên cạnh đó,Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ)đề nghị có quy định về thời kỳ quy hoạch cho từng cấp quy hoạch cụ thể. Thời kỳ quy hoạch tổng thể quốc gia vùng phải dài hơn quy hoạch cấp tỉnh.

Giải trình vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũngcho rằng, thời kỳ quy hoạch không thể xác định quá ngắn và không có một tầm nhìn dài hạn cho đất nước thì sẽ gây lãng phí rất nhiều các nguồn lực, cũng như cơ hội cho phát triển.

Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định sẽ nghiên cứu và báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội, cũng như tiếp thu ý kiến của các đại biểu theo hướng quy định dài hơn. Đồng thời điều chỉnh liền kề quy hoạch cấp dưới ít nhất khoảng 5 năm để có thể điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Luật Quy hoạch chậm trễ có phần do lợi ích nhóm, duy ý chí’