Chiều 25m7, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, mực nước lũ trên các sông ở ĐBSCL đang lên nhanh, nhiều nơi sẽ ngập do vụ vỡ đập thủy điện ở Lào kết hợp nước lũ tự nhiên và kỳ triều cường.

Lũ ở ĐBSCL đang lên nhanh do triều cường kết hợp vỡ đập thủy điện ở Lào

1 | 26/07/2018, 06:24

Chiều 25m7, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, mực nước lũ trên các sông ở ĐBSCL đang lên nhanh, nhiều nơi sẽ ngập do vụ vỡ đập thủy điện ở Lào kết hợp nước lũ tự nhiên và kỳ triều cường.

Do mưa lớn nên mực nước vùng thượng lưu sông Mê Kông đang lên nhanh. Ngoài ra theo quan sát, trong hai ngày 24 và 25.7, mực nước tại trạm Strung Treng (Campuchia) đã có sự gia tăng đáng kể, với biên độ lên trong 48 giờ là 71cm. Hiện nay, mực nước vùng trung, hạ lưu sông Mê Kông đang lên.

Vì lũ lên ở thượng lưu sông Mê Kông nên mực nước đầu nguồn sông Cửu Long cũng đang lên nhanh. Mực nước đo lúc 7 giờ sáng 25.7 trên sông Tiền tại trạm Tân Châu là 2,44m; trên sông Hậu tại Châu Đốc là 2m.

Dự báo do lũ thượng nguồn về kết hợp kỳ triều cường, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên nhanh. Đến ngày 31.7-2018, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu có khả năng lên mức 3,2m; trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc có khả năng lên mức 2,6m.

Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.

Còn theo báo cáo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tại cuộc họp chiều nay 25.7 như sau:

Đập thủy điện tại Lào bị vỡ từ 20 giờ tối 23.7, đến ngày 25.7 đã có dấu hiệu ảnh hưởng của nước từ đập vỡ này về đến Stung Treng và Kratie. Mực nước tại Stung Treng tăng 71cm vào ngày 25.7 so với trước khi vỡ đập ngày 23.7, mực nước tại Kratie tăng 26cm so với trước khi vỡ đập. Tuy nhiên, một phần gia tăng mực nước do nước lũ từ đầu nguồn đổ về.

Dự báo nguồn nước vỡ đập rút về sông Mê Kông tại Stung Treng sẽ hết vào 28.7. Như vậy thời gian ảnh hưởng do gia tăng nước từ vỡ đập này đến ĐBSCL cũng chỉ kéo dài đến 1-8. Theo số liệu của Ủy hội sông Mê Kông, lưu lượng đỉnh lũ tại Kratie ngày 25.7 đạt 40.010 m³/giây, dự báo đến 30.7 lưu lượng đỉnh lũ đạt 44.835 m³/giây, tăng 4.825 m³/giây so với hiện nay (bao gồm cả gia tăng lũ tự nhiên và gia tăng do nước từ vỡ đập thủy điện).

Do ảnh hưởng của vỡ đập, dòng chảy về ĐBSCL có thể tăng, dự báo mực nước ảnh hưởng do vỡ đập có thể làm tăng mực nước tại Tân Châu khoảng 7-10cm vào cuối tuần này, ngày 27 đến 28.7. Hiện lũ tự nhiên từ thượng nguồn sông Mê Kông đang tăng kết hợp với kỳ triều cường, nếu chưa xét đến vỡ đập thì mực nước lũ trên ĐBSCL sẽ tiếp tục tăng đến giữa tháng 8. Dự báo đến giữa tháng 8-2018 mực nước lũ lớn nhất tại Tân Châu sẽ đạt 3,2m.

theo SGGP
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lũ ở ĐBSCL đang lên nhanh do triều cường kết hợp vỡ đập thủy điện ở Lào