Một trong những “bí kíp sống lâu” của các ông chồng chính là về nhà ăn cơm với vợ. “Bí kíp” này đã được các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Havard đúc kết.

Lợi ích từ bữa cơm gia đình

La Hường | 02/07/2018, 11:39

Một trong những “bí kíp sống lâu” của các ông chồng chính là về nhà ăn cơm với vợ. “Bí kíp” này đã được các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Havard đúc kết.

Đảm bảo dinh dưỡng

Từ khâu đi chợ, chọn lựa thực phẩm đến việc nấu nướng, những người nội trợ khéo léo trong gia đình hoàn toàn có thể cung cấp những bữa ăn lành mạnh nhiều chất bổ dưỡng với chi phí kinh tế nhất cho cả gia đình.

Hơn nữa, ăn cơm cùng gia đình cũng đồng nghĩa với giảm bớt được tần suất những bữa ăn ngoài, tiệc tùng, nhậu nhẹt hoặc các bữa ăn nhanh ở hàng quán với nhiều thực phẩm công nghiệp.

Ăn cơm nhà giúp giảm tỷ lệ ly hôn

Câu nói “Con đường nhanh nhất đi đến trái tim là thông qua cái dạ dày” có cái lý của nó. Đối diện với người mình rất thương, cùng ăn bữa cơm nóng, nghe những lời quan tâm vỗ về thì có cảm xúc tiêu cực nào không lắng xuống?

Rồi bạn sẽ dễ dàng lấy lại bình tĩnh, dễ dàng thông cảm và bao dung cho các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình chung sống. Bên cạnh đó, dành thời gian cho bữa cơm nhà giúp tăng sự kết nối và “hâm nóng” tình cảm vợ chồng.

Giảm nguy cơ béo phì

Từ góc độ của sức khỏe thể chất, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng bữa ăn gia đình sẽ khiến mọi thành viên có xu hướng ăn nhiều trái cây và rau quảhơn. Từ đó làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em và cha mẹ trẻ.

Một nghiên cứu về các bữa ăn gia đình cho thấy, bữa ăn gia đình còn góp phần khiến các thành viên ăn chậm lại vì thế chúng có lợi cho việc kiểm soát cân nặng. Cách ăn chậm, nhai kỹ này sẽ giúp mọi người có xu hướng kiểm soát phần ăn của mình tốt hơn.

Lớp “học ăn” đầu tiên của trẻ con

Ông bà ta có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Học ăn là sự học đầu tiên và những bữa ăn chính là lớp học thực tiễn đầu tiên của trẻ. Tuy không có nhiều quy tắc về việc sử dụng dao nĩa và bày biện như phương Tây, nhưng những quy tắc ứng xử trên bàn ăn Việt nhiều lắm nhé! Từ “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, đến cầm đũa, tư thế ngồi, gắp món ăn chung ra sao… Đôi khi, thời gian học trên bàn ăn còn dài hơn cả thời gian cắp sách đến trường, nhưng kết quả “tốt nghiệp” luôn là những thói quen tốt tạo nên “nết người”.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Dùng cơm với gia đình là một cách tăng cường dinh dưỡng và giảm bớt không khí căng thẳng trong tổ ấm. Barbara H. Fiese ở Đại học Illinois (Mỹ) cho rằng các bậc cha mẹ có thể bảo vệ tổ ấm bằng cách hằng ngày dành ra 18-20 phút dùng bữa chung và mỗi tuần nói chuyện với các thành viên trong nhà khoảng 3 đến 5 lần.

Theo Barbara, bữa cơm sum họp gia đình mang lại rất nhiều lợi ích. Đối với trẻ nhỏ, giờ ăn gia đình giúp chúng ít mắc phải các chứng rối loạn hành vi. Thanh thiếu niên (13 đến 19 tuổi) mỗi tuần dùng bữa với gia đình từ 5 lần trở lên sẽ có khuynh hướng giảm hút thuốc lá, cần sa và nghiện rượu.

Tóm lại, các bữa ăn sum họp gia đình giúp hạn chế các xung đột trong gia đình và đặc biệt hữu ích trong việc thúc đẩy hành vi tốt hơn, ổn định và cải thiện sức khỏe của tất cả thành viên nhờ chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Quỳnh Anh (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lợi ích từ bữa cơm gia đình