Lợi ích chống trầm cảm của thuốc gây ảo giác như LSD đang bị bỏ qua, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh.  

Lợi ích chống trầm cảm của thuốc gây ảo giác như LSD

05/03/2015, 16:33

Lợi ích chống trầm cảm của thuốc gây ảo giác như LSD đang bị bỏ qua, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh.  

Các loại thuốc gây ảo giác như LSD, thứ mà Steve Jobs hay dùng khi còn trẻ, đang được các nhà khoa học xem xét về khả năng chống trầm cảm.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng bệnh nhân có thể đang bỏ lỡ những lợi ích tiềm tàng do quy định cấm nghiên cứu các loại thuốc gây nghiện.
LSD, một loại thuốc gây ảo giác và làm thay đổi tâm trạng, là một loại ma túy gây ảo giác cực kỳ mạnh. LSD không vị, không mùi, và không màu. viết tắt của Lysergic Acid Diethylamide.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng bệnh nhân có thể đang bỏ lỡ những lợi ích tiềm tàng do quy định cấm nghiên cứu các loại thuốc gây nghiện.

Theo một nghiên cứu dựa trên hình ảnh quét não đầu tiên của người đang sử dụng LSD, người ta cho rằng loại thuốc gây ảo giác này có khả năng điều trị khá cao chứng trầm cảm và nghiện rượu.

Nghiên cứu trên 20 tình nguyện viên cho ra kết quả ban đầu “khá khả quan”. Đồng thời, nó bổ sung vào các bằng chứng hiện có về việc các loại thuốc gây ảo giác có khả năng giúp đảo ngược đảo trạng thái tinh thần của những người nghiện và trầm cảm.

Tuy nhiên, Giáo sư David Nutt, người đứng đầu nghiên cứu từ Đại học Imperial Luân-Đôn, cảnh báo rằng bệnh nhân đang bỏ lỡ những lợi ích tiềm năng trong việc điều trị dùng thứ thuốc này bởi lệnh cấm nghiên cứu thuốc gây nghiện.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Luân Đôn, Cựu Trưởng Cố vấn Dược phẩm của chính phủ Anh nhận xét về mức độ cấm đoán là “chính sách kiểm duyệt tồi tệ nhất trong lịch sử khoa học”.

Sau khi thất bại trong việc gây quỹ tại các hội nghị để hoàn thành phân tích nghiên cứu mới nhất về LSD, Giáo sư Nutt và các đồng nghiệp ở Đại học Imperial Luân Đôn đang nỗ lực gây quỹ từ cộng đồng trị giá 25,000 bảng Anh thông qua trang web Walacea.com.

Thời gian gần đây, sự quan tâm của ngành y dược đối với LSD và Psilocybin, một hoạt chất có trong loại nấm gây ảo giác, dần gia tăng trở lại. Lý do là một vài thử nghiệm đã cho kết quả khả quan từ việc hỗ trợ chứng trầm cảm của các bệnh nhân ung thư đến rối loạn stress hậu chấn thương.

Một nghiên cứu của Mỹ trong năm 2014 cũng cho thấy LSD giúp bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo vượt qua nỗi lo sợ về cái chết. Tuy nhiên, cả chính phủ lẫn các nhà tài trợ ở Anh đều chưa sẵn sàng dấn thân vào cuộc tìm kiếm lợi ích tiềm tàng của các loại thuốc gây ảo giác này.

Giáo sư Nutt so sánh các rào cản kiểm duyệt với việc nhà thờ Công giáo từng ngăn cấm nghiên cứu của Galileo về vũ trụ bằng kính thiên văn năm 1616. Ông nói: “Chúng ta đã cấm nghiên cứu thuốc gây ảo giác và các loại thuốc khác như cần sa đã 50 năm rồi. Quả thật, số lượng cơ hội bị lãng phí còn hơn gấp nhiều lần so với việc cấm dùng kính thiên văn nữa. Đây thật sự là một sự ngăn cấm vô cùng phi lý”.

Tuy nhiên, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa cho biết rằng tiền tài trợ đơn giản là được phân bổ theo chất lượng nghiên cứu. Phát ngôn viên của Hội đồng cho biết: “Chắc chắn là chúng tôi thận trọng trong việc phân quỹ nghiên cứu không phải chỉ vì nó dính dáng tới thuốc gây nghiện. Giáo sư Nutt nhận được hơn 750,000 bảng Anh trực tiếp từ Hội đồng cho việc nghiên cứu psilocybin và chỉ tính riêng năm ngoái, chúng tôi đã chi hơn 860,000 bảng cho nghiên cứu về cần sa”.

Trong một nghiên cứu gần đây nhất tại trường Đại học Cardiff, 20 tình nguyện viên khỏe mạnh từng sử dụng qua LSD được tiêm một liều “vừa phải” (75 microgram) trước khi não bộ của họ được theo dõi thông qua ảnh chụp cộng hưởng từ chức năng.

Robin Carhart-Harris, cũng đến từ Đại học Imperial, cho biết liều thuốc cho thấy “hiệu ứng khá rõ rệt” về hoạt động của não, tâm trạng và trạng thái tinh thần của người tham gia thử nghiệm. Mặc dù có ba tình nguyện viên có tâm trạng lo lắng và bị hoang tưởng tạm thời, không ai bị phản ứng phụ.

Ông cho biết: “Tôi không nói rằng đó là một thí nghiệm nguy hiểm nhưng tôi sẽ nói rằng LSD có khả năng có tác dụng phụ. Khả năng người sử dụng thuốc gây ảo giác rơi vào trạng thái lo lắng có thể xảy ra”.

Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch cho nghiên cứu mới về psilocybin đối với bệnh nhân trầm cảm bắt đầu trong tháng năm.

Một phát ngôn viên của Văn phòng Chính phủ Anh cho biết: “Các loại thuốc được xem là bất hợp pháp khi mà các phân tích về khoa học và y dược cho thấy chúng gây hại cho sức khỏe con người. Chúng tôi có một cơ chế cấp phép rõ ràng, được pháp luật hỗ trợ, cho phép nghiên cứu hợp pháp trong môi trường an toàn đồng thời đảm bảo các loại thuốc có hại không bị lạm dụng và không rơi vào tay của bọn tội phạm”.

Ailita Nguyễn (theo The Guardian)




Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lợi ích chống trầm cảm của thuốc gây ảo giác như LSD