Chính phủ đã ban hành Nghị định số 136/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Theo dòng thời sự

Lợi dụng danh nghĩa quỹ từ thiện để hoạt động trái pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Tú Viên 22:49 24/10/2024

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 136/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

Nghị định nhấn mạnh quỹ được tổ chức, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học công nghệ, nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ tài nguyên và môi trường, cộng đồng, từ thiện, nhân đạo.

Quỹ được tổ chức, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ tài nguyên và môi trường, cộng đồng, từ thiện, nhân đạo.

truc-loi-tien-tu-thien.jpg
Ảnh minh hoạ

Hội đồng quản lý quỹ quy định cụ thể tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý quỹ từ nguồn tài sản, tài chính của quỹ nhưng không quá 10% tổng chi trong năm của quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho các chương trình, các đề án theo điều lệ quỹ và quy định pháp luật (không bao gồm các khoản: tài trợ bằng hiện vật, tài trợ của Nhà nước để thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng và các khoản tài trợ có số tiền, địa chỉ của người nhận). Trường hợp chi phí quản lý của quỹ đến cuối năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng theo quy định.

Đáng chú ý, tại nghị định, Chính phủ bổ sung quy định về xử lý hành vi vi phạm. Theo đó, người nào vi phạm về việc thành lập quỹ, lợi dụng danh nghĩa quỹ để tổ chức, hoạt động trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thành lập quỹ và quản lý tổ chức, hoạt động của quỹ trái với quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10.12.2024.

Căn cứ khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:

- Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 2 triệu đồng trở lên.

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.

- Đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”.

Phạt tù từ 2 - 7 năm

Theo khoản 2 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm:

- Có tổ chức.

- Có tính chất chuyên nghiệp.

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng.

- Tái phạm nguy hiểm.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

- Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Phạt tù từ 7 - 15 năm

Căn cứ khoản 3 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 - 15 năm:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng.

- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc chung thân.

Khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu trở lên.

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài việc bị áp dụng một trong những hình phạt chính như trên thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (theo khoản 5 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015).

Như vậy, tùy thuộc vào việc trục lợi tiền từ thiện xảy ra trên thực tế, nếu bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hình phạt chính cao nhất là tù chung thân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lợi dụng danh nghĩa quỹ từ thiện để hoạt động trái pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự