Amazon là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất còn trên thế giới, nơi các bộ lạc và các loại động thực vật sinh sống và tồn tại trong lòng nó. Tuy nhiên, chính con người đang phá hủy dần sự đa dạng sinh học của nó.

Loạt ảnh cho thấy con người đã tàn phá rừng Amazon như thế nào?

thyhang | 11/09/2017, 16:09

Amazon là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất còn trên thế giới, nơi các bộ lạc và các loại động thực vật sinh sống và tồn tại trong lòng nó. Tuy nhiên, chính con người đang phá hủy dần sự đa dạng sinh học của nó.

Những bức ảnh dưới đây cho bạn thấy vẻ đẹp của rừng Amazon và những gì con người đã làm với nó.

Rừng Amazon bao gồm hầu hết vùng Tây Bắc Brazil, mở rộng sang Colombia và Peru, giữa các nước Nam Mỹ khác.

Khu rừng nhiệt đới trải dài hơn 6,7 triệu km vuông, gấp hai lần kích thước của Ấn Độ.

Sông Amazon dài khoảng 6.600km, và bao gồm hàng trăm nhánh sông. Trong ảnh là một nhánh sông ở Iquitos, Peru.

Với kích thước khổng lồ của mình, Amazon là nhà của hơn 10% loài được biết trên thế giới. Trong ảnh là những chú vẹt đỏ và xanh trong Khu dự trữ sinh quyển Manu ở Manu, Peru.

Amazon là nơi sinh sống của 350 bộ tộc, ví dụ như bộ tộc Huni Kui.

Bộ tộc Huni Kui cầu nguyện trong những ngôi nhà lợp bằng tranh được gọi là shubua.

Dream Braga, một chàng trai 18 tuổi của bộ tộc Kambeba, sử dụng cung tên để bắn cá làm thức ăn.

Một người dân làng trên đường về nhà với hai con pirarucus trên thuyền. Pirarucus là loài cá nước ngọt lớn nhất ở Nam Mỹ, chỉ được phép đánh bắt mỗi năm một lần.

Một số bộ lạc của Amazon sống hoàn toàn cách biệt, không có bất kỳ liên hệ nào với phần còn lại của nền văn minh. Trong ảnh là phản ứng của các thành viên của một bộ tộc khi một chiếc máy bay bay qua cộng đồng của họ gần sông Xinane ở Brazil.

Thật không may, Amazon đã phải chịu đựng rất nhiều tổn thất trong vài thập kỷ qua. Trong 50 năm qua, 17% diện tích rừng đã bị mất.

Phần lớn nguyên nhân đều do bàn tay của con người. Cái cây đơn độc này đang đứng ở một nơi trước đây đã từng là rừng.

Amazon luôn phải đối mặt với tình trạng phá rừng bất hợp pháp.

Một vùng đất ở bang Mato Grosso, miền tây Brazil, thuộc diện tích rừng Amazon đã bị phá để trồng đậu nành.

Bên cạnh phá rừng, các vụ đào vàng bất hợp pháp cũng là một vấn đề nghiêm trọng ở Amazon.

Cảnh sát không phải lực lượng duy nhất chống lại những kẻ đào vàng. Các chiến binh thuộc bộ tộc Munduruku cũng góp sức săn lùng những người đào vàng bất hợp pháp trong lãnh thổ của họ.

Sự cố tràn dầu cũng có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Trong ảnh nhân viên của Pluspetrol, một công ty dầu khí của Argentina, đang kiểm soát thiệt hại sau vụ tràn dầu ở Loreto, Peru.

Rất may mắn, vẫn có những người đang nỗ lực làm việc để bảo vệ nó, để khu rừng mưa với hệ sinh thái độc đáo sẽ vẫn tồn tại cho các thế hệ tiếp theo chiêm ngưỡng.

Theo Hữu Nguyên/ Dân Trí
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Loạt ảnh cho thấy con người đã tàn phá rừng Amazon như thế nào?