Ngay sau khi Việt Nam phát hiện có người nhập cảnh trái phép và mang theo nguồn bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã chủ động khuyến cáo người dân chủ động phòng chống dịch.

Lo dịch COVID-19 bùng phát cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân

Dạ Thảo | 28/12/2020, 14:09

Ngay sau khi Việt Nam phát hiện có người nhập cảnh trái phép và mang theo nguồn bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã chủ động khuyến cáo người dân chủ động phòng chống dịch.

Chia sẻ với phóng viên, ông Đặng Quang Tấn- Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết nguy cơ lây nhiễm lớn nhất từ đối tượng nhập cảnh hợp pháp, không thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly, giám sát y tế - đây chính là nguồn lây nhiễm nguy hiểm nhất, dễ làm bùng phát dịch COVID-19 tại nước ta.

“Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Đặc biệt đối với những người nhập cảnh trái phép, đây là những người trốn tránh công tác phòng chống dịch sẽ khiến cho việc kiểm soát dịch bệnh càng khó khăn, nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn từ việc nhập cảnh trái phép này. Bên cạnh đó, những tháng cuối năm thời tiết lạnh, người dân có nhu cầu di chuyển, đi lại nhiều nên nguy cơ dịch bệnh COVID-19 xâm nhập vẫn luôn thường trực, do đó người dân tuyệt đối không được lơ là và chủ quan”.

tan-cuc-trong.jpg
Ông Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế)

Bên cạnh đấy, ông Tấn cũng cho biết những người nhập cảnh trái phép đa số đều không có giấy tờ tùy thân, khi vượt biên cũng là trái phép, thường đi theo đường mòn qua biên giới nên việc kiểm soát dịch tại cộng đồng rất khó khăn nếu những người này lọt qua biên giới. "Những trường hợp nhập cảnh trái phép cần nhanh chóng được cách ly, điều trị bệnh COVID-19 nếu xét nghiệm dương tính. Đồng thời, lực lượng y tế ngay lập tức phải có biện pháp khai thác dịch tễ học như lịch sử di chuyển, tiếp xúc của bệnh nhân và phối hợp lực lượng công an tìm kiếm. Lúc này vai trò của người dân thông báo rất quan trọng nên cần sự phối hợp của người dân tại các tỉnh thành".

Để tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu kép vừa bảo đảm phòng, chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, Bộ Y tế khuyến cáo tiếp tục thực hiện các giải pháp như: Chỉ đạo các địa phương xây dựng các phương án tổ chức cách ly, lấy mẫu, xét nghiệm COVID-19 và cách ly theo dõi sức khỏe phù hợp đối với nhóm đối tượng nhập cảnh khi mở lại các đường bay thương mại quốc tế.

Bên cạnh đó, cộng đồng thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch trong tình hình mới, thực hiện tốt thông điệp 5K: Khẩu trang-khử khuẩn-khoảng cách-không tụ tập-khai báo y tế.

Việt Nam trong gần 30 ngày qua không ghi nhận thêm ca mắc mới nào ở cộng đồng. Việt Nam được cộng đồng quốc tế ngợi khen, cách tiếp cận của Việt Nam với đại dịch COVID-19 mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp. Nhiều chuyên gia từ các trường đại học trên thế giới đã nghiên cứu về cách thức Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19.

31-1607337110974.jpg
Chốt kiểm dịch COVID-19 tại tỉnh Quảng Ninh

TS. Đặng Quang Tấn cũng cho biết thêm, trong thời gian tới Việt Nam có thể ghi nhận các trường hợp mắc mới từ các ổ dịch cũ hoặc lây nhiễm từ trường hợp nhập cảnh, đặc biệt khi mở lại các đường bay thương mại quốc tế, đặc biệt đối với những người nhập cảnh bằng đường tiểu ngạch hay nhập cảnh trái phép, trốn tránh cách ly.

"Nếu có người về từ nước ngoài, người dân các tỉnh thành hãy thông báo cho cơ quan địa phương và thuyết phục người nhà khai báo y tế, cách ly theo quy định. Ngoài ra, khi thấy có người lạ về tại khu vực sinh sống, người dân cần thông báo cho chính quyền địa phương để có biện pháp kiểm soát. Nếu người dân đồng lòng và làm tốt thì vi rút COVID-19 sẽ không có cơ hội xâm nhập vào nước ta theo đường tiểu ngạch nữa".

Bộ Y tế cũng nhận định tình hình trên thế giới cho thấy dịch bệnh ở nhiều nước đã bùng phát trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp kiểm soát, cách ly xã hội. Công tác phòng, chống dịch sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi mùa đông đến, tâm lý trong xã hội lại bắt đầu xuất hiện có sự chủ quan, lơ là sau khi không có ca lây nhiễm cộng đồng mới.

Cũng trao đổi thêm về vấn đề người dân nhập cảnh trái phép, đại diện Bộ tư lệnh, Bộ đội biên phòng cho biết mỗi ngày các đơn vị khắp các tuyến biên giới đều có báo cáo số liệu người xuất nhập cảnh vào nước ta. Trong ngày 26.12, tính đến 18 giờ Bộ đội biên phòng phát hiện có 119 trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Cụ thể, tuyến biên giới Việt Nam- Trung Quốc, bộ đội biên phòng đã cách ly 207 người trong đó nhập cảnh qua cửa khẩu là 127 người, nhập cảnh trái phép qua đường mòn lối mở có đến 80 người. Tuyến Việt Nam- Lào cách ly 72 người trong đó có 70 người nhập cảnh qua cửa khẩu và 2 trường hợp nhập cảnh trái phép. Tuyến Việt Nam - Campuchia cách ly 56 người, trong đó 37 người nhập cảnh qua cửa khẩu và 19 người nhập cảnh trái phép qua đường mòn lối mở.

1-2.jpg
Công tác kiểm dịch y tế đối với các trường hợp nhập cảnh trái phép

Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, cũng cho rằng thủ đoạn nhập cảnh trái phép ngày càng tinh vi. Tình trạng người Việt Nam nhập cảnh trái phép, trốn cách ly khi về nước đang diễn biến phức tạp. Có trường hợp làm giả giấy tờ để kéo dài thời gian lưu trú tại Việt Nam hoặc lưu trú bất hợp pháp ở khách sạn, khu nhà trọ.

"Mức xử phạt hành chính đối với người nhập cảnh trái phép khoảng 3-5 triệu đồng. Đặc biệt, đối với các trường hợp môi giới nhập cảnh trái phép, theo quy định thì có thể nói là cứ đưa một người nhập cảnh trái phép qua biên giới là lĩnh án 1 năm tù, đưa 1 người nhập cảnh trái phép cũng xử lý án tù... Như vậy mới có thể răn đe được các đối tượng. Tôi cho rằng cần quyết liệt xử phạt để răn đe những người có ý định nhập cảnh trái phép hoặc giúp đỡ người khác nhập cảnh trái phép, không qua thông báo".

Bài liên quan
Bộ Y tế lên tiếng về phương pháp định giá khám, chữa bệnh theo Thông tư 21
Theo Thông tư 21, các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng hồ sơ phương án giá theo phương pháp chi phí giữ nguyên cơ cấu giá và định mức đã ban hành, chỉ điều chỉnh yếu tố mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lo dịch COVID-19 bùng phát cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân