Trong thảm họa cháy rừng vừa rồi, lính cứu hỏa Úc đã nỗ lực dùng trực thăng và thiết bị tưới nước hiện đại cứu sống một khu rừng ở Công viên quốc gia Wollemi bang New South Wales, nơi duy nhất còn có những cây thông Wollemia hay Wollemia nobilis, loài cây có từ kỷ Jura.

Lính cứu hỏa Úc cứu được cây quý hiếm có từ thời kỷ Jura

22/01/2020, 11:25

Trong thảm họa cháy rừng vừa rồi, lính cứu hỏa Úc đã nỗ lực dùng trực thăng và thiết bị tưới nước hiện đại cứu sống một khu rừng ở Công viên quốc gia Wollemi bang New South Wales, nơi duy nhất còn có những cây thông Wollemia hay Wollemia nobilis, loài cây có từ kỷ Jura.

Những cây thông Wollemia sống duy nhất trên hành tinh - Ảnh : Công viên quốc gia và dịch vụ động vật hoang dã New South Wales

Theo Smithsonian Magazine, lính cứu hỏa Úc đã cố gắng bảo vệ một khu rừng khỏi đám cháy ở Công viên quốc gia Wollemi bang New South Wales của Úc - nơi duy nhất còn có cây Wollemia hay Wollemia nobilis, loài cây có từ kỷ Jura. Bây giờ trong tự nhiên chỉ có khoảng 200 cây này.

Năm 1994, David Noble, một nhân viên đã phát hiện ra một nhóm cây mà anh chưa từng thấy trước đây, trong một hẻm núi xa xôi. Tò mò, anh bẻ một cành cây và mang về. Nhưng các nhà thực vật học chuyên nghiệp làm việc trong công viên không thể xác định được cây này. Các nhân viên của công viên đã bay bằng trực thăng đến nơi có cây, thu thập các mẫu cành và quả nón mới và chuyển chúng sang Công viên thực vật hoàng gia ở Sydney. Cuối cùng, các nhà thực vật học đã có thể xác định rằng cây thuộc về một nhóm đã biến mất 65 triệu năm trước.

Cây được đặt tên Wolemia (Wollemia nobilis, tên chung là để vinh danh Vườn quốc gia Wollemi, có nghĩa là cao sang và đồng thời chỉ ra người phát hiện ra cây, David Noble). Nó thuộc họ Araucariaceae (họ bách tán). Đó là loại cây cao với tán lá đẹp. Nó nhân giống cả bằng hạt (quả nón đực và cái, mọc trên cùng một cây) và thực vật (chồi non mọc từ gốc của cây già). Cây phát triển chậm, nhưng sống lâu. Cây lâu đời nhất được biết đến, được đặt tên là "King Billy", rõ ràng, đã hơn một nghìn năm tuổi.

Địa điểm chính xác nơi chúng phát triển không được tiết lộ, để không ai có thể gây hại những cây quý hiếm. Ngoài ra, Wollemia đã tiếp xúc với bệnh sương mai, giống như bệnh khoai tây bình thường, vì vậy phải nỗ lực để phòng bệnh. Ban quản lý công viên vào những năm 2000 đã quyết định chuyển một số cây giống đến các vườn thực vật trên thế giới để bảo tồn trong trường hợp cây tự nhiên biến mất. Kể từ đó, có các loài Wollemia, xuất hiện trong Vườn thực vật mang tên của N.V.Tsitsin ở Moscow và Vườn thực vật của Viện Hàn lâm khoa học Ukraine, Vườn thực vật hoàng gia Kew ở Anh, ở Vườn bách thảo Paris và các thành phố khác.

Vào tháng 11.2019, đám cháy rừng lớn đã quét qua Công viên Wollemi, phá hủy 512.000ha thảm thực vật. Chính quyền bang đáp ứng yêu cầu của các nhà khoa học để bảo tồn cây quý hiếm. Công viên quốc gia và Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã ở New South Wales và Sở cứu hỏa bang đã tiến hành chiến dịch giải cứu.

Chất chống cháy được thả từ không trung xuống khu vực có cây. Sau đó, lính cứu hỏa đã nhảy dù xuống đó, lắp đặt một hệ thống tưới tiêu trên bề mặt đất để duy trì độ ẩm thường xuyên. Khi đám cháy đến gần, đội cứu hỏa lại được thả xuống để kiểm soát hệ thống tưới nước. Nước được thả từ trực thăng xuống để dập lửa.

Cuối cùng, ngọn lửa cũng đã lan đến khu rừng cây quý hiếm và trong nhiều ngày, khói dày đặc đến mức không thể xác định được từ không trung liệu hệ thống tưới nước có thể bảo vệ được rừng hay không. Nhưng khi khói tan, hóa ra những cây quý vẫn sống sót. Chỉ có 2 cây wollemi chết và một số khác bị hư hại một phần do lửa.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lính cứu hỏa Úc cứu được cây quý hiếm có từ thời kỷ Jura